Thứ sáu, 04/10/2024, 08:05 AM

Ý nghĩa chân thật của từ “nhân quả” là gì?

Người hiện nay bàn đến nhân quả thì thường cho rằng là mê tín. Xin hỏi ý nghĩa chân thật của từ “nhân quả” là gì? Những người lơ là sự tồn tại của nó thì có nguy hiểm gì? Nhận thức chính xác về nó thì có lợi ích gì?

Đạo lý nhân quả đơn giản nhất là “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Bạn tạo nhân thiện, nhất định có quả báo thiện. Bạn tạo nhân bất thiện, nhất định có quả báo bất thiện.

Sự việc này, chỉ cần bạn bình lặng thì ở ngay trước mặt, mỗi ngày trong báo chí, tạp chí, phương tiện truyền thông, bạn thảy đều xem thấy, nếu lại tỉ mỉ quay đầu quan sát chính mình thì càng rõ ràng hơn. Bản thân ta ở trong xã hội này, ta đang dùng tâm gì? Tâm thiện hay là tâm ác? Ý thiện hay là ý ác?

Ngôn luận của ta ở trước công chúng, cho đến tất cả hành vi của mình, nếu là thiện thì bạn sẽ có quả thiện. Quả thiện này không nhất định là thăng quan phát tài, bạn sẽ có được tín nhiệm của mọi người trong xã hội, bạn sẽ có được sự tán thán của mọi người trong xã hội. Mọi người trong xã hội có niềm tin với bạn, đây chính là việc tốt.

Tin nhân quả là người có trí tuệ

istockphoto-467592547-612x612

Bất luận làm sự việc gì, bạn sẽ có được sự giúp đỡ của nhiều người. Nếu bạn khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là bất thiện, toàn là tổn người lợi mình, mọi người trong xã hội đành lui ra lánh xa bạn, đều mong tránh xa bạn một chút. Bạn làm việc gì cũng không có người giúp, quả báo không phải là ở hiện tiền đó sao? Vậy còn gì phải hỏi nữa?

Bạn thật sự tin tưởng nhân quả báo ứng, đúng thật có lục đạo luân hồi, có nhân quả ba đời thì bạn sẽ không dám khởi niệm ác. Không cần nói đến làm việc xấu, ngay cả niệm ác còn không dám khởi, vì sao vậy? Biết có báo ứng. Bạn sẽ không lừa người, vì sao vậy?

Quả báo lừa gạt người rất nghiêm trọng. Bạn thường lừa gạt người, bạn xem thấy ở trong điện Diêm Vương có địa ngục kéo lưỡi, đó là lừa gạt người, tạo khẩu nghiệp, bạn có sẵn lòng chịu tội này không? Cho nên tự nhiên có khuôn phép, bạn sẽ không dám làm việc xấu, thành tựu đức hạnh của mình. Tin tưởng nhân quả, chúng ta sẽ chỉ làm việc tốt.

Cho đến nhân quả báo ứng, bạn muốn hỏi không tin thì có chỗ nào không tốt? Tin rồi thì tốt chỗ nào? Bạn hãy đọc Liễu Phàm Tứ Huấn, bạn hãy xem Du Tịnh Ý Công Ngộ Táo Thần Ký,... bạn xem thật tỉ mỉ thì sẽ hiểu rõ thôi.

Nhân quả báo ứng, việc này là thật, tuyệt đối không phải là giả. Hiện nay chúng tôi đang trích ở trong bốn bộ sách của tiến sĩ Weiss, chủ yếu là nói con người có luân hồi, có nhân quả, nợ mạng phải đền mạng, nợ tiền phải trả tiền.

Đời người ở thế gian, nhất định không có việc nào bạn thật sự chiếm được phần hơn cả, không hề có, bạn cũng không phải chịu thiệt, nhân quả thông ba đời. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm