Ý nghĩa của chữ "Tỳ kheo"
Tỳ kheo (khưu) tiếng Phạn gọi là Tỳ kheo. (Bali: bhikkhu, Phạn: Bhiksu). Đời Tần dịch là khất sĩ, nghĩa là trên xin giáo pháp của Phật để nuôi lớn tuệ mạng, dưới xin cơm của thí chủ để giúp ích sắc thân.
Tỳ kheo dịch là "khất sĩ, bố ma, phá ác', ba ý nghĩa.
1. Khất sĩ: Tức là trên thì xin pháp của chư Phật, để nuôi dưỡng pháp thân, dưới thì xin cơm của đàn na tín thí, để nuôi dưỡng huệ mạng.
Người xin của thế gian chỉ xin cơm áo, chẳng xin pháp, chằng phải là khất sĩ. Khất thực có gì tốt? Khất thực là cho chúng sinh có cơ hội trồng phước. Chúng sinh cúng dường Tam Bảo, thì phước đức sẽ cạn mỏng đi. Một số người chẳng hiểu trồng phước đức, cho nên Tỳ Kheo đi khất thực, khiến cho họ trồng phước đức, sinh tâm bố thí cúng dường, đây là đối với thú chủ mà nói. Đối với bản thân Tỳ Kheo mà nói thì có thể diệt trừ tâm tham của mình. Mỗi ngày xin được gì thì ăn cái đó, tuyệt đối chẳng có tâm phân biệt. Khất thực phải thứ lớp mà khất, không thể bỏ nghèo tìm giàu, càng không thể bỏ hèn tìm sang, đều xem như nhau, bình đẳng để cho chúng sinh đến gieo phước điền. Phật giáo chủ trương bình đẳng, ai ai cũng đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, đây là tinh thần bình đẳng.
2. Bố ma: Có người xuất gia tu đạo thì thiên ma chẳng vui. Tại sao? Vì chúng bớt đi một quyến thuộc. Khi vị Tỳ Kheo thọ giới cụ túc thì có tam sư thất chứng. Tâm sư tức là Đắc Giới Hòa thượng, Yết Ma Hòa thượng, Giáo Thọ Hòa thượng. Thất chứng là bảy vị luật sự đến làm chứng minh. Mười vị đại biểu cho mười phương chư Phật, truyền thọ giới pháp của Phật.
- Lúc đó, Yết Ma Hòa thượng hỏi giới tử: "Ông đã phát bồ đề tâm chưa?"
- Giới tử đáp: "Đã phát bồ đề tâm".
Lại hỏi: "Có phải là đại trượng phu không"?
- Đáp: "Là đại trượng phu".
Sau khi vấn đáp thì Địa hành dạ xoa truyền báo cho không hành dạ xoa, không hành dạ xoa đem tin này về báo cáo cho Ma Vương nói: "Hiện tại ở nhân gian lại có một chúng sinh xuất gia làm Tỳ kheo". Nói lời này xong thì cung điện của ma vương chấn động, ma vương sinh tâm sợ hãi.
3. Phá ác: Tức là phá trừ tất cả phiền não. Phá được phiền não thì bồ đề mới hiện. Vì Tỳ kheo có ba nghĩa có nên không dịch. Thời xưa dịch kinh có năm quy định không phiên dịch:
1. Bí mật không dịch như Chú ngữ.
2. Tôn trọng không dịch, như Bát nhã, bồ đề.
3. Thuận cổ không dịch như A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
4. Đa hàm không dịch như Tỳ kheo.
5. Thử phương vô bất dịch như quả Án Ma La.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm