Ý nghĩa của lục tức Phật
Theo tông Thiên Thai, Ngài Trí Giả Đại Sư có nêu ra Lục tức Phật. Thành phần của Lục tức Phật gồm có: 1. Lý tức Phật. 2. Danh tự tức Phật. 3. Quán hạnh tức Phật. 4. Tương tợ tức Phật. 5. Phần chứng tức Phật. 6. Cứu cánh tức Phật.
Giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh
Hỏi: Kính bạch thầy, con có nghe nói đến lục tức Phật, nhưng con không hiểu Lục tức Phật ý nghĩa như thế nào? Vậy kính mong thầy giải đáp cho con hiểu. Cảm niệm ơn thầy.
Đáp: Theo tông Thiên Thai, Ngài Trí Giả Đại Sư có nêu ra Lục tức Phật. Thành phần của Lục tức Phật gồm có: 1. Lý tức Phật. 2. Danh tự tức Phật. 3. Quán hạnh tức Phật. 4. Tương tợ tức Phật. 5. Phần chứng tức Phật. 6. Cứu cánh tức Phật.
1. Lý tức Phật: Lý tức là lý thể, nghĩa là đứng trên lý thể mà nói, thì tất cả chúng sinh đều sẵn có Phật tánh (nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh - Kinh Đại Bát Niết Bàn). Trong Kinh Viên Giác nói: "Phàm có tâm tất nhiên có Phật". Đó là Phật trong lý thể, nên gọi là lý tức Phật. Như nói, tất cả những đồ nữ trang đều sẵn có chất vàng ròng. Đồ nữ trang tuy nhiều thứ có khác nhau, nhưng thể vàng ròng thì không có khác. Nếu không có chất vàng ròng, thì làm sao có thể tạo ra các đồ nữ trang cho những người phụ nữ trang sức. Cũng thế, vàng là dụ cho lý thể, tức Phật tánh đều sẵn có tiềm tàng trong tâm thức của mỗi chúng sanh. Nhưng đó chỉ là phần lý tánh mà thôi. Dù người đó có hung dữ đến đâu, nhưng họ cũng vẫn có tánh Phật giống như người hiền từ. Nếu như không có tánh Phật, thì họ không thể nào biết hồi tâm hướng thiện. Thực tế có lắm người trước kia họ là kẻ hung dữ sát nhơn, nhưng sau họ trở thành một con người rất hiền hòa lương thiện. Nếu không có chất Phật trong người họ thì làm gì họ biết hồi đầu cải ác tùng thiện? Nhưng chất Phật đó vẫn luôn có mặt trong mọi hành động hung ác của họ. Thậm chí những chúng sinh bị sa đọa trong địa ngục, họ vẫn có tánh Phật. Nhưng tánh Phật đó chỉ là lý mà thôi. Cho nên nói: Lý tức Phật vậy.
2. Danh tự tức Phật: Nghĩa là Phật mà Phật chỉ có trên mặt danh tự mà thôi. Như chúng ta xưng "Nam mô Phật" thì danh xưng đó chỉ là danh tự. Nhờ biết danh tự Phật mà ta mới có thể làm lành lánh dữ theo lời Phật dạy, đó gọi là Danh tự tức Phật. Giai đoạn nầy, có khác hơn giai đoạn trên, vì giai đoạn trên chỉ có lý tức Phật thôi. Tuy nhiên, nếu không có lý tức Phật thì làm sao có danh tự tức Phật? Nhờ nương vào danh tự tức Phật mà chúng ta mới có thể đạt được Lý tức Phật vậy.
3. Quán hạnh tức Phật: những hành giả nào khéo biết đi sâu vào lĩnh vực thiền quán, tư duy và thật hành đúng theo những lời Phật dạy, thì được gọi Quán hạnh tức Phật. Quán hạnh tức Phật nầy từ địa vị thập tín, thập trụ, thập hạnh đến thập hồi hướng. Không như danh tự tức Phật đến đây hành giả phải thật hành phép quán thật sâu sắc. Có hai pháp tu là quán và hạnh. Tu quán tức là thiền định, còn tu hạnh là bố thí, trì giới, nhẫn nhục ... Theo cố Hòa thượng Thiện Siêu cho rằng: "Quán là hành nghiệp thuộc về tâm linh, trí tuệ tức thuộc về ý. Hành là các hành nghiệp thuộc về thân và miệng. Tu tập bằng cách hành và quán. Phật ở trong hành quán ấy thì gọi là Quán hạnh tức Phật".
4. Tương tợ tức Phật: Đến đây hành giả đã đạt được sơ địa kiến đạo. Vì thấy rõ được Phật tánh của mình chớ không có lầm, tức ở phần khai, thị và ngộ. Ngộ là chính mình nhận ra chớ không phải mơ hồ theo văn tự. Tuy nhiên, vẫn chỉ là tương tợ chớ chưa phải là nhận ra Phật tánh một cách hoàn toàn. Giống như người thấy cha mình qua tấm hình chớ chưa phải thấy người cha qua hình hài thật bằng da bằng thịt. Nhưng tấm hình đó cũng đầy đủ hình dạng bóng dáng của người cha. Nếu như đem tấm hình đó đối chiếu với người cha thì cũng giống hệt không khác. Còn nếu đưa qua người khác thì không giống nên gọi là tương tợ.
Khi chưa tu quán hạnh, thì hành giả chưa nhận ra Phật tánh của mình. Phật tánh là tánh sáng suốt tuy vô hình nhưng bao trùm khắp cả muôn vật. Nhờ tu quán hạnh mà hành giả mới nhận ra được Phật tánh một cách gián tiếp nên gọi là tương tợ tức Phật.
5. Phần chứng tức Phật: Ở địa vị này là hành giả phải từ bậc sơ địa trở lên. Nghĩa là sau khi hành giả nhận ra được Phật tánh rồi, y cứ vào đó mà thật hành chứng đạt từng phần nên gọi là phần chứng tức Phật. Nói cách khác, hành giả phá trừ một phần vô minh tất chứng được một phần pháp thân. Dụ như thấy người cha qua từng phần bằng xương bằng thịt, chớ không phải thấy qua hình ảnh bóng dáng của người cha nữa.
6. Cứu cánh tức Phật: Đến đây hành giả đã đoạn trừ hết vô minh vọng hoặc và chứng ngộ trọn vẹn chơn như thật tánh, giác ngộ hoàn toàn gọi là cứu cánh thành Phật. Thế là hành giả đã được quả vị Phật quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đến đây không còn là Phật ở trong lý tánh nữa mà thể hiện hoàn toàn đầy đủ Ba đức: Trí đức, Đoạn đức, và Ân đức. Nói cách khác là đầy đủ Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm