Biểu tượng cao quý của Đức Phật bị lợi dụng
"Tôn giáo nào cũng hướng con người ta đến với cái thiện, cái mỹ, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi tín đồ để họ sống tốt hơn, có ích cho xã hội. Dù chủ quán bar Buddha có hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì cũng cần tôn trọng đức tin của người khác".
> Giáo hội TP.HCM sẽ làm việc với các cơ quan chức năng về quán bar Buddha
Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những quán bar và nhà hàng nổi tiếng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động đến nay đã hơn 15 năm với các hoạt động phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống như xem thể thao, chơi bi-a, nhạc sống…
Không chỉ có tên gọi "Buddha Bar", trong không gian của quán còn có nhiều tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều vị trí khác nhau. Phải chăng chủ quán Bar này muốn sử dụng tên gọi Đức Phật, hình tượng của Phật giáo cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa? Hay mục đích sâu xa hơn muốn dùng tên tuổi của Đức Phật, uy danh của Phật Giáo để hút khách, vì mục đích lợi nhuận?
Kinh doanh quán bar không phải là một loại hình bị cản cấm ở Việt Nam, và tất cả chúng ta cũng không quan tâm về những gì diễn ra trong không gian đó. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam?
Chính quyền nên xử lý chủ quán phỉ báng Phật giáo
Hòa thượng Thích Gia Quang - Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có ý kiến cho rằng: "Quán bar đó không phù hợp với tên gọi, lấy tên là Đức Phật để làm tên quán trong khi hoạt động kinh doanh của quán lại không mang ý nghĩa như trong Đạo Phật. Theo ý kiến của tôi, chủ cửa hàng cần phải đổi lại tên quán, thay dỡ các tranh tượng Đức Phật trong không gian quán và thay bằng tranh ảnh khác cho phù hợp. Việc quán bar hoạt động, kinh doanh vui chơi như vậy mà lấy tên là "Đức Phật" đó như là sự xúc phạm đối với Đạo Phật, xúc phạm tới Phật tử và những người yêu mến Đạo Phật. Với ý kiến cá nhân, tôi yêu cầu chủ quán bar đổi lại tên này, nếu chủ quán không đổi thì yêu cầu các cơ quan văn hóa, lãnh đạo địa phương vào cuộc xử lý để bảo vệ sự tôn nghiêm và nét đẹp trong văn hóa của Đạo Phật".
Giáo hội TP.HCM sẽ làm việc với các cơ quan chức năng về quán bar Buddha
Phật tử Minh Chính chia sẻ: "Chủ của "Buddha Bar" dù có là Phật tử hay không hoặc theo một tín ngưỡng tôn giáo khác thì vẫn phải tôn trọng hình ảnh của Đức Phật, bởi vì đó là hình ảnh đại diện cho một tôn giáo. Đó là niềm tin, là sự kính trọng với cộng đồng tín đồ Phật giáo, không chỉ ở trong mà còn ngoài nước. Rượu thịt nằm trong năm giới cấm của nhà Phật, vậy mà quán lại lấy tên là “Buddha Bar”, kinh doanh những mặt hàng này, lấy hình Đức Phật bài trí khắp nơi trong quán. Tôi cảm thấy niềm tin tôn giáo của mình đang bị xúc phạm."
Đồng quan điểm, Phật tử Thanh Tâm nhận định: "Tôn giáo nào cũng hướng con người ta đến với cái thiện, cái mỹ, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi tín đồ để họ sống tốt hơn, có ích cho xã hội. Dù chủ quán bar Buddha có hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì cũng cần tôn trọng đức tin của người khác. Hành động và lời nói cần phải phù hợp với chuẩn mực xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự tôn nghiêm và kính trọng trong bất kỳ tôn giáo nào".
Được biết quán bar Buddha là một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar của Pháp, có mặt tại thủ đô và thành phố của nhiều nước như Luân Đôn, Du-bai, Manila…
Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật
Yêu cầu chính quyền, các cơ quan văn hoá thành phố Hồ Chí Minh sớm vào cuộc và xử lý nghiêm chủ quán bar Buddha trong việc sử dụng tên gọi, tranh ảnh, biểu tượng tôn giáo để kinh doanh.... Từ đó trả lại sự trang nghiêm cho hình tượng Đức Phật - một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí tuệ, từ bi…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm