Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/07/2021, 15:24 PM

Ý nghĩa của lý sám hối và sự sám hối

Sám hối xong thì sạch tội và sẽ được bình an, không tai nạn gì nữa cả, không phải trả quả báo! Hiểu như vậy là sai! Chúng ta cần nên biết rằng chúng ta không thể nhờ bất cứ ai tha tội, xóa tội, miễn tội, gánh tội thay thế cho chúng ta được.

Ý nghĩa của lý sám hối

Khi tâm của chúng ta còn mê mờ, chưa được giác ngộ Chân Lý, chưa hiểu biết Chánh Pháp, chúng ta phải hành theo sự sám hối. Nghĩa là đối trước tôn tượng chư Phật, chư Bồ Tát, chúng ta phải hành lễ bái, tỏ bày sám hối, mong diệt nghiệp chướng, tội chướng, siêng năng tinh tấn, mỗi tháng hai lần. Mỗi lần như vậy, chúng ta đọc bài kệ như sau:

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp.

Giai do vô thủy tham sân si.

Tùng thân khẩu ý chi sở sanh.

Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.

Nghĩa là chúng ta đã tạo không biết bao nhiêu ác nghiệp từ xưa đến giờ, đều do ba điều độc hại: tham lam, sân hận và si mê, thể hiện qua ba hình thức: thân hành động, khẩu nói năng, ý suy nghĩ. Tất cả những tội lỗi đó, những nghiệp bất thiện, những nghiệp ác đó, chúng ta đều thành tâm thực lòng, ăn năn sám hối, quyết tâm chừa bỏ, không dám tái phạm, cố gắng gìn giữ tam nghiệp thân khẩu ý cho được thanh tịnh.

Trong kinh sách có câu: "Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền", tức là: "Trước bảo tọa thân con ảnh hiện".

Người cha và bài kinh sám hối

Nếu không có 'pháp sám hối chân thực' thì không có thánh nhântrên đời, không có thiên đàng, hay cảnh giới tây phương cực lạc

Nếu không có "pháp sám hối chân thực" thì không có thánh nhântrên đời, không có thiên đàng, hay cảnh giới tây phương cực lạc

Nghĩa là đối trước tôn tượng chư Phật, chúng ta hiện nguyên hình con người thực của mình, phản ảnh đúng nội tâm của mình, để thành tâm phát lồ sám hối, không che giấu bất cứ điều gì cả. Chúng ta có thể che giấu tội lỗi, che giấu tật xấu, đối với người đời, chứ đối với chư Phật, đúng ra đối với Phật Tâm của chúng ta, chúng ta chẳng thể giấu giếm bất cứ điều gì. Ngày xưa, để cho mọi người dễ hiểu, cổ nhơn giải thích đó chính là lúc chúng ta đứng trước gương chiếu yêu, trước diêm vương cảnh đài, bất cứ việc gì chúng ta đã làm, đã nói, đã nghĩ, trong suốt cuộc đời đều hiện ra hết tất cả.

Ý nghĩa của lý sám hối

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: "Nhất thiết duy tâm tạo".

Nghĩa là muôn việc trên thế gian này đều do tâm của chúng ta tạo ra tất cả. Tâm của chúng ta tạo ra thiên đàng. Tâm của chúng ta tạo ra địa ngục. Thí dụ chúng ta phát triển các tâm lượng rộng lớn, tốt đẹp như từ bi hỷ xả, tức là chúng ta phát triển cảnh giới thiên đàng, cực lạc và sống an lạc trong cảnh giới đó.

Nếu chúng ta chấp chặt những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, phát triển những tâm lượng hẹp hòi, ích kỷ, đố kỵ, ganh tị, tham lam, sân hận, si mê, khen mình khinh người, lợi mình hại người, tức là chúng ta phát triển cảnh giới địa ngục và sống bất an trong cảnh giới đó vậy.

Sự sám hối ví như chiếc xe đạp. Nghĩa là người chỉ biết sự sám hối thôi, không hiểu rõ lý lẽ, thì đường tu tiến chậm. Ði chùa lạy Phật, tụng kinh bái sám, từ lâu lắm rồi, mà sao vẫn còn bực mình nhiều chuyện quá, phiền não vẫn còn y nguyên, có khi còn nhiều hơn lúc trước nữa.

Lý sám hối ví như động cơ. Nghĩa là người chỉ biết lý sám hối thôi, không chịu hành sự, thì đường tu cũng không tiến. Hiểu rõ lý sám hối và năng hành sự sám hối, nghĩa là "lý sự viên dung", lý sự đầy đủ vẹn toàn, thì đường tu tiến được rất nhanh, cũng như đi xe có gắn máy thì chạy nhanh hơn xe đạp vậy. Tu tiến có nghĩa là: giảm bớt phiền não và khổ đau, sống được cảnh giới an lạc và hạnh phúc ngay hiện đời.

Dù theo bất cứ tôn giáo nào chăng nữa, thực ra vị giáo chủ cũng không thể ban phước cho chúng ta được bình an, sung sướng hay an lạc và hạnh phúc. Các ngài chỉ cho chúng ta bản đồ, chỉ cho chúng ta phương pháp, để chúng ta tự thực hành, tự đi đến cảnh giới an lạc và hạnh phúc mà thôi. Như vậy mới thực là chí công vô tư vậy.

Lợi ích của sự sám hối

Muôn việc trên thế gian này đều do tâm của chúng ta tạo ra tất cả.

Muôn việc trên thế gian này đều do tâm của chúng ta tạo ra tất cả.

Vì thế cho nên, những người có trí tuệ bát nhã, luôn luôn giữ gìn tam nghiệp cho thanh tịnh, tinh tấn tu tâm dưỡng tánh, phát tâm bồ đề, tiến tu đạo nghiệp, chứ không phải chỉ biết cầu nguyện, van xin, cầu khẩn, khấn vái. Tại sao vậy? Bởi lẽ chẳng được lợi ích gì, chỉ thêm phiền não, vì cầu nguyện hoài mà không được đáp ứng gì cả!

"Cầu không được, khổ là cái chắc.

Cầu bất đắc, tức khổ không sai"

Có nhiều cách tu, nhiều phương pháp, nhiều pháp môn để giúp chúng ta dừng nghiệp và chuyển nghiệp, cho nên Phật giáo có nhiều tông phái. Tịnh độ tông dùng câu niệm Phật, dùng cách quán tưởng, dùng thời khóa tụng kinh, để dừng tất cả các nghiệp. Mật tông dùng câu thần chú đà-la-ni để dừng tất cả các nghiệp. Thiền tông dùng pháp khán thoại đầu, dùng công án nhà thiền, hay dùng "pháp đối cảnh vô tâm", hay "pháp tri vọng", để dừng tất cả các nghiệp.

Dừng được một phần của "ba nghiệp", chúng ta bớt được một phần "chướng nạn" của cuộc đời. Dẹp được một phần "nghiệp chướng" của bản thân, chúng ta hưởng được một phần cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngay hiện đời.

Thí dụ như bớt được chút lòng tham lam, chúng ta bớt được chút khổ nạn, bởi vì tham thì thâm. Thí dụ như bớt chút lòng sân hận, chúng ta bớt được chút phiền não nhức đầu, bởi vì sân thì sinh sự. Thí dụ như bớt chút lòng si mê, chúng ta bớt được chút khổ đau, bởi vì mê thì mất tiền, mất của, mất tất cả!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm