Ý nghĩa của thắp 3 nén nhang, 3 vái, 3 lạy
Phật giáo cũng nhấn mạnh, ý nghĩa 3 vái 3 lạy không chỉ lạy Tam Bảo mà còn là lễ chính ba ngôi quý trong mỗi con người và trong toàn thể chúng sinh. Đó là Phật tính, Pháp tính và Thanh tịnh tính. Ai cũng có Phật tính sáng suốt, Pháp tính từ bi bình đẳng và Thanh tịnh tính hòa hợp.
Ý nghĩa của những con số lẻ khi thắp hương
Thắp 3 nén nhang, vái 3 vái và lạy 3 lạy có ý nghĩa rất sâu xa, liên quan mật thiết đến văn hóa và niềm tin của người Việt.
Theo Phật giáo, để thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ với Đức Phật, chúng Phật tử sẽ chắp tay và cúi đầu lạy sát đất. Khi Phật giáo dần đi vào đời sống của người Việt thì nghi lễ lạy này lan dần ra trong các dịp khác như lễ cúng ông bà tổ tiên, lễ cúng các vị thần thánh,…
Ba vái, 3 lạy trong quan niệm Phật giáo tượng trưng cho lễ ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một lạy nhớ ơn, kính ngưỡng Đức Phật soi sáng, chỉ đường để chúng sinh thoát khỏi khổ đau luân hồi, tìm thấy an nhiên cực lạc. Lạy thứ hai tượng trưng cho Pháp – những lời vàng ý ngọc mà Phật truyền tụng lại, nguyện ý thực hiện những lời răn dạy quý báu để hướng tới chân tâm, học Phật soi mình. Lạy thứ 3 tượng trưng cho Tăng - dẫn dắt chúng sinh trên con đường đạo, giúp chúng sinh gần gũi, thấu hiểu hơn với Phật pháp.
Ngoài ra, Phật giáo cũng nhấn mạnh, ý nghĩa 3 vái 3 lạy không chỉ lạy Tam Bảo mà còn là lễ chính ba ngôi quý trong mỗi con người và trong toàn thể chúng sinh. Đó là Phật tính, Pháp tính và Thanh tịnh tính. Ai cũng có Phật tính sáng suốt, Pháp tính từ bi bình đẳng và Thanh tịnh tính hòa hợp. Cung dưỡng những tính ấy chính là cách để học Phật, hướng Phật.
Còn trong quan niệm dân gian, 3 vái này: thứ nhất là là thể hiện cho tâm lễ kính Phật, thứ 2 là nguyện vọng mong muốn được giác ngộ, nguyện lòng hướng Phật và thứ 3 là trang nghiêm sám hối lỗi lầm của mình trước Phật.
Khi lạy, người đứng thẳng, hai chân nép sát vào nhau, hai tay chắp lại nghiêm trang, thể hiện sự nhất tâm, chính tà hòa làm một, thiện ác không phân tranh. Khi cúi lạy chắp hai tay trước ngực, đưa cao lên quá đầu rồi từ từ quỳ xuống, đầu cúi sát đất, hai tay mở rộng ra hai bên. Lặp đi lặp lại như vậy 3 lần.
Tại sao nên thắp hương trầm vào ngày tết?
Quan trọng nhất khi lạy vái là thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, không màng tới thế sự, không suy nghĩ chuyện nhân sinh, thoát li cuộc sống toan tính đời thường. Một lòng hướng về đấng tâm linh, có như vậy mới sở cầu đắc sở nguyện, mọi sự hanh thông, thể hiện đúng tính chất và quy củ của lễ bái.
Tôn thờ tổ tiên, hương hỏa cho người đã khuất, nghi lễ cúng bái trang trọng đã ăn sâu vào văn hóa người Việt. Người ta cho rằng đó là cách tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, một phần cũng ảnh hưởng từ Phật giáo. Có thể thấy rằng thắp hương và lạy Phật không chỉ là hành động “theo thói quen” hay hành động “bề ngoài” mà chính là thể hiện cái tâm của con người. Cho nên, người xưa có câu “không thắp hương không bái lạy mà vẫn được phúc báo” chính là có ý nói rằng cái tâm của con người mới là yếu tố quan trọng nhất và được Thần linh nhìn thấy rõ. Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn có thể hiểu hơn về ý nghĩa tâm linh trong nghi thức cúng bái vô cùng thiêng liêng này.
Ý nghĩa của việc dâng hương và tục chọn số lẻ khi thắp hương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm