Biểu tượng nhành dương liễu với ý nghĩa giáo lý tùy duyên bất biến
Với biểu tượng bình cam lồ và nhành dương liễu trên tay Quán Thế Âm Bồ tát, nếu là Phật tử chắc ai cũng hiểu đây là nét đặc trưng cho Pháp mầu cứu khổ cứu nạn của Ngài đối với chúng sinh trong mọi hoàn cảnh, nếu như ở đâu đó có tiếng kêu than, thì lập tức Ngài xuất hiện.
Mẹ tôi và câu niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”
Bình cam lồ diệu hữu chứa nước pháp an lành dập tắt mọi khổ đau cho chúng sinh, điều này trong kinh điển đã đề cập tới. Ở đây người viết chỉ muốn nói tới cành dương liễu mộc, chứ không phải là âm liễu dùng để vẩy nước cam lồ qua hình tượng này.
Tại sao lại là nhành Dương liễu mà không phải là Âm liễu? Đây có phải là một biểu tượng thâm trầm sâu sắc vi diệu của Phật giáo?
Như chúng ta đã biết, qua hình ảnh và dáng vẻ cây liễu, cha ông ta thường nói, thướt tha như liễu rủ ven hồ, liễu thường chỉ cho người con gái mềm mại uyển chuyển thướt tha, đó là nét đăc trưng của người phụ nữ. Vậy, liễu rủ bên hồ là loại âm liễu nói trên.
Còn với nhành Dương liễu mộc đi đôi với hình tượng bình nước cam lồ trên tay Quán Thế Âm, theo người viết thì đây là nét đặc trưng rất sâu sắc của nhà Phật qua nhành Dương liễu để nói tới giáo lý “tùy duyên bất biến” hay bất biến tùy duyên theo lý đạo Phật.
Trước khi luận bàn về câu Pháp tùy duyên bất biến đức Phật dạy nói trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu loài cây Dương liễu mộc. Dương liễu mộc, đây cũng là loài cây thuộc họ liễu (nhóm mộc họ liễu) nhưng về tính chất của loài dương liễu và âm liễu thì hoàn toàn khác nhau về thể tánh. Bởi một bên tuy là dương liễu nhìn về hình tướng (hình thức) chẳng khác âm liễu là mấy. Nhưng bản chất thì thật “tùy duyên bất biến”. Xin nêu một ví dụ để chúng ta dễ hình dung: với Dương liễu mộc khi bị gió chướng thổi thốc tháo bốn phương, tám hường, thì cành lá cũng nghiêng bên này, ngả bên kia như mọi loài cây khác. Nhưng khi mưa gió tạnh, thì cành dương liễu lại trở về vị trí cũ vốn có của nó. Còn loài âm liễu (cũng như không ít loài cây khác) khi gặp gió chướng dập vùi thì khó có khả năng trở về vị trí cũ, bởi bản chất của âm liễu là yếu mềm, tha thướt thiếu chủ đích vốn có. Ngược lại với Dương liễu mộc thì dẻo dai, bền chắc không chịu (khuất phục) bởi chướng nạn gió mưa dập vùi, phải chăng đây là bản thể của loài.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Cũng như Phật pháp, giáo lý tùy duyên đến với mọi miền, mọi quốc gia, mọi phong tục tập quan (thuận duyên) nhưng chánh pháp không thay đổi. Tùy duyên được hiểu ở đây là không ba phải có tính xu nịnh vụ lợi theo thế gian pháp. Bởi nịnh người, theo người (trái lẽ) là vụ lợi cho mình, cho bản ngã. Đây là ác pháp theo giáo lý đạo Phật.
Xét về mặt thế trí thì âm dương phải hài hòa, với (nho lão) thì âm dương trưởng dưỡng cho nhau. Theo dịch lý thì âm thịnh, dương suy; và ngược lại. Chính vì điều này mà Khổng Tử khi luận về lẽ âm dương ông nói với học trò về cái miệng và hàm răng đại thể như thế này: cái gì cứng thì sớm gãy, cái gì nhu mềm thì còn lại. Ví như cái hàm răng của con người ta vậy; răng cứng thì phải rụng trước, lợi mềm thì còn đó. Không có răng thì lợi nhai. Ông chỉ lên cành cây nói với học trò, cái cành cứng cỏi thì phải gãy, mềm theo gió thì còn đó. Lý luận này là nói về âm dương ứng xử trong đời sống nói chung, và đúng với lối sống nho giáo tập quyền thời ấy. Bởi âm dương trưởng dưỡng nhau trong tam giới, tức còn phụ thuộc vào sự cuốn hút của vật lý (âm dương) nơi trái đất này cũng như trong tam giới theo giáo lý đạo Phật.
Còn với Phật giới hay còn gọi Bể tánh thanh tịnh thì ánh sáng là điện Từ Quang, chứ không phải là điện từ (âm dương) như trong tam giới . Vậy giải thoát, và giải thoát giới hoàn toàn khác biệt. Thế nên Phật giáo nói giải thoát với nhiều cấp độ. Đến đây thì ta hiểu câu Phật dạy: Duyên và đủ duyên mới độ giải thoát được. Ngược lại chưa đủ duyên thì chưa thể độ là vậy.
Ngài nói, Ta chỉ là người chỉ đường (tức chỉ giáo pháp) đi hay không là do người cất bước (không ai có thể bước thay). Cũng tương tự, Ngài nói, Ta chỉ là bậc y vương bắt bệnh cho thuốc; nếu chúng sinh từ chối thuốc không uống thì sao khỏi bệnh!
Cũng như Phật nói- Khổ trong Tứ diệu đế, nếu chúng ta không đọc, hoặc đọc không hiểu giáo lý này, lại cho rằng đạo Phật yếm thế. Hiểu lầm như thế, nên trong kinh A-Hàm Phật bảo, chúng sinh sống trong khổ và yêu khổ thì không thể độ hết khổ được. Giáo lý tùy duyên là ở chỗ này.
Qua hình ảnh nhành dương liễu và bình nước cam lồ, Phật giáo muốn nói đến câu Pháp tùy duyên, nhưng bất biến; cũng như nhành dương liễu mộc mềm mại tùy duyên theo chiều gió (mặc cho gió đảo chiều cỡ nào) đều thuận duyên. Nhưng khi gió lặng mưa tan – cành dương liễu lại trở về vị trí cũ (bất biến). Đây là nét đặc trưng khác với các loài thảo mộc khác khi gặp mưa sa báo táp, thì gục ngã khó có thể dẻo dai và bền vững để tồn tại như vốn có của mình. Vậy, nhành Dương liễu với bình nước cam lồ trong biểu tượng của Phật giáo mang đầy ý nghĩa thâm hậu qua tìm hiểu chúng ta mới thấy được điều này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm