Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/10/2019, 19:00 PM

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Bát hương là một trong những vật phẩm đồ thờ cần thiết trên bàn thờ gia tiên, thờ Phật. Đặc biệt ở bàn thờ Phật, hình ảnh hoa sen luôn được in trên các bát hương...Vậy hoa sen trên bát hương có ý nghĩa như thế nào? 

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Tâm linh Việt

Ý nghĩa của hoa sen đối với người Việt

Trong Phật giáo, ý nghĩa hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Trong Phật giáo, ý nghĩa hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Có lẽ đối với người Việt, hoa sen là hình ảnh không còn xa lạ. Trong ca dao Việt Nam có bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy Vàng, bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài liên quan

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.

Vì vậy, nhắc tới hoa sen người ta thường nghĩ ngay đến những hình ảnh thanh cao trong sáng, mọc lên giữa đầm bùn mà hoa sen vẫn tỏa hương thơm ngát, vẫn nhẹ nhàng khoe sắc mà chẳng bị vấy bẩn.

Trong Phật giáo, ý nghĩa hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành. Hoa sen được coi là tinh khiết vì nó có thể nổi lên từ vùng nước bùn lầy dơ bẩn nhưng bản thân nó hoàn toàn trong sạch.

Có thể nói hoa sen là một đặc trưng được nhắc đến trong nhiều kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Hoa sen trên bát hương có ý nghĩa như thế nào?

Với sự thanh cao, tinh khiết của hoa sen, chúng ta thường thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều trên các bát hương, đặt biệt là trên bàn thờ Phật. Bởi hoa sen chính là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ nội tâm của con người. Ảnh: Không gian thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Với sự thanh cao, tinh khiết của hoa sen, chúng ta thường thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều trên các bát hương, đặt biệt là trên bàn thờ Phật. Bởi hoa sen chính là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ nội tâm của con người. Ảnh: Không gian thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Với sự thanh cao, tinh khiết của hoa sen, chúng ta thường thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều trên các bát hương, đặt biệt là trên bàn thờ Phật. Bởi hoa sen chính là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ nội tâm của con người. Khi gặp những vấn đề khó khăn hay những phiền muộn trong cuộc sống người ta thường nhìn ngắm hoa sen và thiền tịnh trong lòng để lấy lại sự cân bằng tĩnh tại và giác ngộ ra giá trị của cuộc sống. Điều này phản ánh bản chất thực tại của triết lý Phật giáo.

Bài liên quan

Vậy giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cho người tu hành.

Hình tượng hoa sen trong Phật giáo thường được thể hiện 8 cánh hoa đang nở. Hoa Sen nở rộ cũng thể hiện sự giác ngộ, tìm thấy niềm tin trung thành với những lời răn dạy của Phật học. Với lý do đó hình tượng Đức Phật thường được tái hiện trên tòa sen 8 cánh.

Mặc dù sen sống trong bùn lầy dơ bẩn nhưng hoa sen vẫn vươn khỏi mặt nước để nở ra những bông hoa thơm ngát làm đẹp cho đời. Từ đó truyền tới chúng ta một thông điệp rằng cuộc sống này sẽ có nhiều cạm bẫy, dính mắc, đau khổ, dục vọng nhưng nếu chúng ta áp dụng các triết lý của Đức Phật thì sẽ tự mình giác ngộ và còn thức tỉnh người khác giác ngộ theo mình.

Như vậy, hình ảnh hoa sen trên bát hương chính là biểu tượng cho sự giác ngộ của Đức Phật và nhắc nhở con người rằng: Làm người luôn phải vươn lên bằng sự cố gắng và thực lực, thành công mà không vấy bẩn “mùi hôi tanh của bùn đất”. Đây cũng chính là những lời răn dạy của thế hệ tổ tiên, bề trên răn dạy con cháu.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của quý Phật tử, cá nhân, du khách muốn tìm hiểu về vẻ đẹp tâm linh Việt theo giáo lý nhà Phật, kiến thức, thông tin về tâm linh Việt, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã xây dựng và cho ra mắt chuyên mục “Tâm Linh Việt” nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo quý Phật tử.

Chuyên mục “Tâm Linh Việt” ra đời nhằm mục đích giới thiệu và cung cấp nguồn thông tin chính thống về nét đẹp tâm linh Việt Nam, đồng thời tôn vinh các doanh nghiệp luôn hướng mục đích kinh doanh đến văn hóa tâm linh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm