Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/03/2021, 08:20 AM

Ý nghĩa lời nguyện niệm Phật thứ ba

Người niệm Phật phải luôn luôn có gương mặt tươi vui, mới xứng đáng là đệ tử Phật, mới có thể về thế giới của Phật A-di-đà được. Đó là ý nghĩa của lời nguyện thứ ba.

 “Kính lạy Phật Di-đà,

Con nay xin phát nguyện,

Thường niệm danh hiệu Ngài,

Sống an vui tự tại”.

Người học Phật phải có một đời sống an vui và tự tại. Có những người trong cuộc sống rất đầy đủ vật chất, rất giàu có, thế nhưng cuộc sống vẫn chồng chất những đau khổ, những bất hạnh. Lúc còn tại thế đức Phật và đệ tử của Ngài không có của cải, không có đồ cất chứa để dành, chỉ ba y và một bát, mỗi ngày ăn một bữa, khi ăn ôm bát đi khất thực. Khất thực ngày nào ăn ngày đó, không có để dành vật thực. Thế mà các Ngài vẫn an vui tự tại. Bởi vì các Ngài thấy rõ thực tướng của nhân sinh và vạn vật là giả là không, nên không tham đắm, do không tham đắm nên an vui tự tại. Còn chúng ta là những người học Phật, phải lấy niềm vui Phật pháp để nuôi dưỡng thân tâm của mình. Muốn được an vui tự tại trong cuộc sống này, mình phải nhận thức rõ thế gian là vô thường, thân người là giả tạm, không có cái gì là chắc thật.

Do nhận thức được như vậy, cho nên chúng ta không có chấp trước. Sở dĩ người ta khổ, người ta không có niềm vui, không có hạnh phúc là do chấp trước. Chúng ta chấp có thân mình, rồi chấp những thứ của mình, hễ ai đụng đến mình, đụng đến cái của mình sẽ bực, sẽ khổ. Bây giờ mình hiểu, cái thân không phải của mình và tất cả những gì chung quanh mình cũng không phải của mình, như vậy sẽ không còn cái gì để chấp nữa, có thể xả được hết. Khi mình xả được thì dù ai có nói gì, làm gì cũng không có chấp trước, mà không có chấp trước thì không có đau khổ. Như vậy người niệm Phật là người luôn luôn phải tươi vui. Mình học Phật, đã nhận rõ được thực chất của nhân sinh và vũ trụ là duyên sinh, là không thì không có lý gì chấp những thứ đó để phải đau khổ. Do vậy mà gương mặt của chúng ta lúc nào cũng phải tươi và vui.

Người học Phật phải có một đời sống an vui và tự tại.

Người học Phật phải có một đời sống an vui và tự tại.

Mình là người tu theo pháp môn niệm Phật để cầu về thế giới Cực Lạc của đức Phật A-di-đà. Mà thế giới Cực Lạc là một thế giới rất vui, không có khổ. Vậy mình muốn về thế giới rất vui thì phải có cái “nhân” vui. Nghĩa là lúc nào chúng ta cũng phải tươi vui. Có cái nhân đó chúng ta mới có cái quả được sinh về thế giới Cực Lạc. Còn nếu chúng ta tu học Phật pháp, lúc nào cũng nhăn nhó, khó chịu, bực bội thì đó là kết quả của cái tâm phiền não, cho nên nó mới thể hiện ra nơi gương mặt, nơi hành động của chúng ta bực bội, khó chịu, nhăn nhó. Trước đây chúng tôi có làm mấy câu:

“Ai mặt nhăn như khỉ,

Chết sẽ sinh làm quỷ;

Ai muốn sinh làm quỷ,

Mặt cứ nhăn như khỉ”.

Do tâm của mình phiền bực gương mặt mới nhăn, mới khó chịu, mà cái nhân đó là cái nhân của địa ngục, ngạ quỷ. Người học Phật mà gương mặt cứ u sầu, nhăn nhó, khó chịu người ta nhìn thấy ai mà dám tu theo Phật. Còn:

“Ai mặt tươi như hoa,

Chết về Phật Di-đà;

Ai theo Phật Di-đà,

Mặt phải tươi như hoa”.

Như vậy, người niệm Phật phải luôn luôn có gương mặt tươi vui, mới xứng đáng là đệ tử Phật, mới có thể về thế giới của Phật A-di-đà được. Đó là ý nghĩa của lời nguyện thứ ba.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Xem thêm