Ý nghĩa ngày Đức Phật Đản sinh
Sự kiện của đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc thương yêu, một chân trời mở ra cho những ai còn chấp thủ tham sân. Lúc ấy từ trái tim cho đến trái tim luôn thấm nhuần tình thương yêu của đức Phật.
Mây trắng tự nghìn xưa vẫn miên man giữa bầu trời thăm thẳm chơn như; biển xanh muôn thuở cũng dạt dào trong đáy nước thậm thâm diệu hữu. Từ trời Đâu Suất miên man diệu vợi một vì sao, chói lọi giữa hà sa tinh tú, như một cuộc vận chuyển phi thường đã xuất hiện dưới rặng Hy Mã Lạp Sơn giữa vườn lâm Tỳ Ni, bên thành Ca Tỳ La Vệ, thuộc vùng bình nguyên miền Bắc Ấn, trong cõi Nam Diêm Phù đề bát ngát hương hoa.
Trái đất đã bảy lần rúng động khi đấng bất sanh bất diệt đi ngang qua dòng sanh diệt và kinh điển cũng ghi rằng: “Không ai trong giờ phút ấy ở bất cứ nơi đâu, nỗi giận hay ốm đau buồn khổ, không ai làm ác, không ai kêu căng ngã mạn, thế giới trở nên hoàn toàn thanh tịnh, dường như thể vừa đạt được sự toàn thiện. Bậc vĩ nhân ấy được biết với thánh hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.
Tháng tư Âm lịch hương sen bắt đầu tỏa hương thơm trên khắp mọi miền đất Việt và cũng là lúc người Phật tử khắp nơi trên thế giới, hân hoan đón mừng ngày đản sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một bậc giác ngộ vẹn toàn. Ngài chứng minh tiềm năng vô biên trong đời sống nội tâm, và xây dựng một niềm tin mãnh liệt cho con người: “Này các Tỳ kheo! Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa vào ai khác”. Vì lẽ trong thế gian và xuất thế gian con người là tối thượng.
Đức Phật đến với quê hương đất Việt ta hơn 2000 năm, lời Phật dạy đã đi vào lời của bà, lời của mẹ, lời của chị, đi vào giấc mơ của tuổi thơ hồn nhiên với hình tượng ông Bụt thần thông biến hoá, nhân từ hiền hậu và luôn luôn ở bên cạnh người khi gặp hoạn nạn bất an... Chính những lời nói và hình tượng ấy đã ươm mầm cho những đức tính tốt đẹp cho mỗi nhân cách từ thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
Trẻ thơ có Bụt, người lớn có Phật; mỗi người trong mỗi chúng ta đều có một vị Phật: “Ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành”. Chính điều đó làm cho cuộc sống chúng ta bớt phần chông chênh khi vấp ngã, và quê hương đất Việt trở nên hiền hoà, thái bình, gia đình trở nên ấm êm hạnh phúc...
Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, Ngài đem ánh sáng từ bi đến cho muôn loài, xua tan màn vô minh u tối, trao gởi bức thông điệp của một con người giữa loài người, Chư thiên và tất cả chúng sanh. Từ đấy đến nay đã 2.559 năm, đúng như trong kinh Tăng Nhất A Hàm đã tán thán:
Một chúng sanh duy nhất Một con người phi thường Xuất hiện trong thế gian nầy Vì lợi ích cho phần đông Vì hạnh phúc cho phần đông Vì lòng bi mẫn Vì sự tốt đẹp Vì lợi ích hạnh phúc của Chư thiên và nhân loại”
Sự xuất hiện của đức Phật đã giúp cho thế giới ta bà nầy thoát khỏi thế lực siêu nhân, thần thoại. Bằng những lời tuyên bố dõng dạc: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.
Tất cả chúng ta đang hướng về đức Phật như hướng về vô biên chân lý nhiệm mầu. ở đó qui tụ tất cả mọi vẻ đẹp cao quí nhất, thanh khiết nhất của mỹ học Phật giáo. Thái tử Tất Đạt Đa đứng trên toà sen diệu pháp, như biểu hiện công hạnh của một vị Bồ tát xuất hiện giữa bùn tham lam, sân hận si mê, để rồi cư trần bất nhiễm ... vì lợi ích hóa độ chúng sanh.
Ta ra đời vì an lạc lợi ích cho Chư thiên và loài người vì lòng thương tưởng đời. Do đó nơi nào có sự đản sanh của đức Phật, nơi đó có tiếng nói yêu thương, tiếng nói tình người thể hiện, như con tim nắm giữ sanh mệnh của đời người, đây chính là hiện thực của cuộc đời, mà tự thân của mỗi người phải vượt qua lộ trình tham ái để về đến nơi giác ngộ yêu thương. Đây chính là con đường tu tập hướng đến lẽ đích thực của cuộc sống.
Sự kiện của đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc thương yêu, một chân trời mở ra cho những ai còn chấp thủ tham sân. Lúc ấy từ trái tim cho đến trái tim luôn thấm nhuần tình thương yêu của đức Phật.
Bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc
Ba ngàn thế giới đón Như Lai
Vườn Lâm chợt thấy hoa đàm nở
Muôn vạn tin vui trỗi nhịp đàn.
Ngược dòng thời gian trên 2500 về trước có một vị đại Bồ tát ở nội viện cung trời Đâu Suất giáng thần xuống cõi Ta bà tại thành Ca Ty La Vệ. Vào giớ phút thiêng liêng ấy trái đất cũng phải chuyển mình như cũng say sưa trong niềm hỷ lạc vô biên, và kinh điển cũng ghi rằng không ai trong giờ phút ấy ở bất cứ nơi đâu, nỗi giận hay ốm đau buồn khổ, không ai làm ác, không ai kêu căng ngã mạn, thế giới trở nên hoàn toàn thanh tịnh, dường như thể vừa đạt được sự toàn thiện. Bậc vĩ nhân ấy được biết với danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Lòng thương yêu của đức Phật bao trùm khắp tất cả. Chính tâm từ đã thúc dục Ngài từa bỏ tất cả sự hưởng thụ riêng biệt của mình đễ dấn thân vào việc cứu độ tha nhơn, Ngài đã thấm nhuần tình thương yêu đối với tất cả, không phân biệt giai cấp chủng tộc tôn giáo, nam nữ. Ngài là hiện thân của tình thương yêu vô tận Ngài không sợ ai và cũng không ai sợ Ngài, Ngài luôn luôn ôm ấp một tình thương yêu vô hạn đối với mọi loài chúng sanh. Tâm từ ấy được ban rải cho kẻ khác như cho ta. Một khi chúng ta có tình thương yêu thì chúng ta sẽ có hạnh phúc và nương gần tiếp xúc với những người có lòng thương thì lòng ta cảm thấy mát mẻ an vui, chính vì vậy mà bức tường ngăn chắn giữa nhân và ngã dần dần tan vỡ không còn khoảng cách ngăn chia:
Câu chuyện đứa trẻ cúng viên đất, vá áo cho vị Tỳ kheo, xâu kim cho bà lão, tắm rửa giặt giũ cho Tỳ kheo bị bệnh, Đề Bà Đạt Đa, hàng phục Ương Quật Ma La, Voi vua A Xa Thế ...
“Tâm từ phải được rải khắp cho mọi loài chúng sanh, phải bao trùm cả vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của một từ mẫu đối với đứa con duy nhất, săn sóc bảo bọc con, dù cho nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng” (Metta sutra).
Ánh sáng hạnh phúc tỏa ra khắp cả châu thân, hành giả ban rải hạnh phúc ấy đến người khác bằng những tư tưởng lành và bằng những hành động vị tha, thể hiện tâm thương yêu trong đời sống hằng ngày hành giả vượt lên trên mọi hạnh phúc riêng tư để thương yêu cùng vạn vật. Ngài dạy các Tỳ kheo dù ở hoàn cảnh nào cũng để cho tâm thương yêu lan rộng toả khắp vô biên, tràn ngập mọi nơi trên thế gian.
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly nguy hại
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly phiền não
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly khổ ách
Nguyện cho tất cả an lạc hạnh phúc.
Đức Phật nói với Tỳ kheo A Tu la: “Này A Tu La không phải chỉ có hôm nay thôi, từ xa xưa, điều này đã xãy ra rồi, im lặng bị trách mắng, nói nhiều cũng bị trách mắng, nói khiêm cung cũng bị trách mắng, trên thế gian nầy chẳng ai không bị trách mắng”.
Tình thương yêu của Ngài bao la như đại dương, khoáng đạt trùm khắp cả bầu thái hư không phân biệt nhân ngã.
“Một chúng sanh duy nhất, một con người phi thường, xuất hiện trong thế gian nầy, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích hạnh phúc của Chư thiên và loài người” (Kinh Tăng Nhất A Hàm).
Đức Phật là hiện thân của tình thương yêu đó. Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của Phật giáo, đánh dấu thời điểm trọng đại của một bậc vĩ nhân ra đời, vì lợi ích cho nhân loại nói riêng và tất cả chúng sanh trong pháp giới nói chung. Cuộc đời của đức Bổn Sư từ khi đản sanh cho đến khi nhập diệt đều thể hiện tính cách kỳ vĩ siêu tục, cho đến bây giời dù trải qua 25 thế kỷ, trí huệ và lòng từ bi của Ngài vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc đời và sáng chói trong tâm hồn tất cả người con Phật.
Hạt giống từ bi trí tuệ mà Ngài gieo rắc năm xưa trên lưu vực sông Hằng nay đã mọc lên tươi tốt khắp nơi, chúng ta nhận thức rằng chỉ có tinh thần phá chấp và tình thương yêu chân thực mới có thể cứu được chúng sanh ra khỏi vực thẳm vô minh. Hãy nguyện cho dòng suối từ bi tuôn chảy mãi để dập tắt lửa đau thương. Hàng Phật tử chúng ta nên thắp sáng tất cả những niềm tin mình đang có, chắp tay hướng về đức Phật nguyện cầu cho mọi loài bớt khổ, cho nước mắt đau thương của chúng ta hôm nay tưới xuống gốc từ bi làm cho cây từ bi này mai mọc lên tươi tốt, xin cho chúng sanh biết nhìn nhận nhau, cầm lấy tay nhau mà xây dựng cuộc đời. Ôi mát mẻ làm sao dòng suối từ bi của Phật. Bản thân chúng ta là từ bi, không khí chung quanh ta là từ bi và tất cả những hành động của chúng ta đều do từ bi thúc đẩy, ngày hôm nay trời xanh, nắng vàng, hoa lá đều ca ngợi từ bi, mừng vui khánh đản. Tất cả chúng ta đều nên phải ý thức rằng: “Lực lượng của từ bi tâm sẽ làm ráo khô dòng lệ, làm nở nụ cười tương thân tương ái và đưa nhân loại qua khỏi biển sầu thương”.
Ta ra đời vì an lạc lợi ích cho Chư thiên và loài người vì lòng thương tưởng đời do đó nơi nào có sự đản sanh của đức Phật, nơi đó có tiếng nói yêu thương, tiếng nói tình người thể hiện, như con tim nắm giữ sanh mệnh của đời người, đây chính là hiện thực của cuộc đời, mà tự thân của mỗi người phải vượt qua lộ trình tham ái để về đến nơi giác ngộ yêu thương. Đây chính là con đường tu tập hướng đến lẽ đích thực của cuộc sống. Sự kiện của đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc thương yêu, một chân trời mở ra cho những ai còn chấp thủ tham sân. Lúc ấy từ trái tim cho đến trái tim luôn thấm nhuần tình thương yêu của đức Phật.
Dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ với những chóp núi trắng xóa quanh năm tuyết phủ. Còn đó vô ưu cây bảo thọ nghìn năm vẫn giữ vẻ vần thơ.
Thuở xưa, có một vị vua tên là Suddhodana. Ông ta cưới một nàng công chúa xinh đẹp tên là Maha Maya. Hai vợ chồng cai trị vùng Sakyas, một chiến sĩ cai trị bộ tộc sống ở xứ Koliyan, thuộc miền Bắc Ấn. Thủ đô của nước Sakya xưa nay là thành Kapilavatthu.
Bởi vì Vua Suddhodana rất tốt và Hoàng hậu Maha Maya cũng tốt. Mọi người ở trong nước đều kính quí vua và Hoàng hậu.
Nhưng vì không có con và họ đang ao ước có một đứa con trai để nối dòng. Vào một đêm trăng nọ, trong cung điện nhà vua, hoàng hậu đã có một giấc mơ. Bà ta thấy chính mình được bốn vị tiên dẫn đến một cái hồ trong dãy núi Himalayas. Sau khi tắm rửa xong, những vị tiên đó đã mặc cho bà ta giống như những thiên đường. Ngay sau đó, có một con voi trắng trong cái vòi của nó xuất hiện một đoá hoa sen và đi vòng quanh bà ba lần, cuối cùng con voi biến mất. Ba ta nhận thấy rằng tất cả chỉ là một giấc mơ.
Những nhà thông thái nói, Ngài rất may mắn, chọn Hoàng hậu chúng ta như người tinh khiết nhất và đứa trẻ sẽ trở thành một chúng sanh vĩ đại. Hoàng hậu và vua rất sung sướng khi họ nghe tin nầy. Họ vui mừng đến nỗi phải mời nhiều người quí tộc ở bản xứ đến cung điện để dự một buổi tiệc linh đình và báo cho họ biết điềm lành nầy. Ngay cả những người nghèo cũng không quên, thức ăn và quần áo thì cho những người nghèo.
Vào khoảng 10 tháng sau giấc mơ, Hoàng hậu đã mang thai đứa bé vì vậy bà ta đi đến nhà vua và nói: Bây giờ thì đứa bé của tôi đã đến nơi ra đời. Bởi vì đó là phong tục của Ấn Độ, đối với người vợ thì phải sanh em bé ở nhà cha mẹ bà ta. Nhà vua bằng lòng và nói: “Rất tốt! Trẫm sẽ sắp xếp những điều cần thiết cho Ái khanh đi. Sau đó nhà vua mới gởi quân lính đi trước để dọn đường và một số người được giữ lại để hộ giá Hoàng hậu và bà được khiêng đi trong một cái kiệu trang hoàng thật lộng lẫy. Hoàng hậu rời khỏi thành Kapilavatthu trong một đoàn lính và đoàn tuỳ tùng rất dài, để đi đến kinh đô cung điện của cha bà.
Trên đường đi đến Koliya thì họ đi ngang qua một khu vườn được gọi là Lumbini, khu vườn nầy ở gần cung điện có gọi là Nepal, ở dưới chân dãy Hymalaya vào lúc đó tràn ngập những bông hoa có mùi hương ngọt ngào, những bông hoa nầy được trổ ra từ cây Sala, hàng ngàn con chim, con ông và những loại côn trùng khác đã tụ thành từng đàn trên cây.
Khu vườn đẹp đẽ với những cây và những bông hoa có mùi hương những con chim con ong hót líu lo – bận rộn, đã lôi cuốn Hoàng hậu. Bời vì khu vườn đó là một nơi nghỉ ngơi rất tốt. Bà hoàng hậu ra lệnh những người khiêng kiệu dừng lại ở đó trong chốt lát. Tuy nhiên trong khi bà ta nghỉ ngơi ở phía dưới một trong những cây Sala thì Thái tử ra đời. Đó là một ngày đầy hứa hẹn. Sự sanh ra xảy ra vào ngày trăng tròn Âm lịch (Tiết Vesak) vào năm 623 Tr CN.
Bốn vị thiên vương cầm những chiếc áo kiếu thi ca mềm nhuyễn nâng lấy Thái tử. Sau đó chín rồng phun nước vào bồn để tắm gội. Thái tử bước đi bảy bước có bảy hoa sen lên tiếp hiện ra đỡ lấy thân Ngài, Chư thiên tung lên những đóa hoa mạn đà la để cúng dường và trỗi lên những khúc nhạc ngũ âm mừng này đản sanh vang dội mấy từng không. Sau khi sanh ra, Thái tử bắt đầu bước đi bảy bước về phía trước và Ngài nhìn về bốn phía Đông Tây Nam Bắc đi trên bảy đoá sen mầu nhiệm nghiêm nghị oai hùng dõng dạc nói:
Ta là chủ tể trên thế giới nầy Không có ai bằng ta Ta là tối thượng Đây là sự sanh ra cuối cùng của ta Không có sự tái sanh đối với ta.
Sau khi hạ sanh, Hoàng hậu Mahamaya lập tức trở về thành Kapilavatthu. Nhà vua nghe được tin nầy, nhà vua rất hạnh phúc và sự hạnh phúc khắp cả nước. Lễ Phật Đản trở về với con người trong tất cả niềm kính mến và tri ân.
Ca tỳ la ca tỳ la Thanh sắc cao sang ý vị mà
Bạch tượng sáu ngà khai ngọc thể
Mộng lành hiện rõ mẹ Ma Gia.
Ngày ấy dù qua năm tháng
Nhưng thời gian nào dễ xoá mờ
Vẫn một trời thơ tươi rạng nhất
Mà vần ai đã dệt từ xưa.
Ngài hiện ra đời giữa tiết tháng tư
Ánh trăng huyền diệu hương từ bay xa
Khắp nơi trong cõi Ta bà
Mừng ngày Thánh đản Phật Đà hiện thân.
Dãi núi Hy Mã tuyết trắng ngời
Hương hoa ngào ngạt khắp trời mây bay
Hoa ưu đàm bát hé khai
Đón mừng bậc thánh hôm nay ra đời.
Rừng trăng Hy Mã tàn bóng đêm
Tưới mát gobi thoáng êm đềm
Đây cành hoa báu ưu đàm bát
Trước gió trung nguyên ương ngát thêm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm