Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/08/2023, 08:51 AM

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7 âm lịch

Rằm tháng 7 Âm lịch đối với người Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa. Đó là ngày tưởng nhớ tổ tiên, ngày báo hiếu cha mẹ, ngày thể hiện lòng từ bi đối với chúng sinh trong mùa Xá tội vong nhân...

Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hay còn được biết đến là ngày Lễ Vu Lan, đây là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.

Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hay còn được biết đến là ngày Lễ Vu Lan, đây là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.

Ngày rằm tháng 7 có rất nhiều ý nghĩa đối với đạo Phật.

Thứ nhất, là ngày đức Phật hoan hỷ: Theo Luật Phật chế, trong ba tháng an cư (từ 15/4 đến 15/7 âm lịch), các đệ tử của Phật phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư (đúng vào ngày rằm tháng 7), đức Phật sẽ rất vui mừng, cho nên ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng (ngày Phật hoan hỷ).

Thứ hai, là ngày Tăng tự tứ: là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”.

Thứ ba, là ngày Tăng Thọ Tuế: là ngày các chư Tăng được nhận tuổi. Theo tuổi đời, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi.

Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Nghĩa là, Vị nào an cư kiết hạ (hoàn thành 3 tháng tu tập) từ 15/4 đến 15/7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ.

Thứ tư, là ngày Vu lan báo hiếu: Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Tuy nhiên, mẹ ông vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở.

Ngài Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó đồng thời xin chư Tăng cầu nguyện cho khỏi kiếp khổ nạn".

Làm theo lời Phật, mẹ của Ngài Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Kinh Vu Lan Bồn). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Thứ năm, là ngày Xá tội vong nhân: Theo tín ngưỡng dân gian, từ ngày 2 - 14/7 âm lịch là ngày mà mọi người cầu nguyện ân xá cho vong nhân. Vì vậy, Lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng, đây cũng là bố thí cúng dường cho các chúng sinh trong một cảnh giới khác mà mình không thấy được và nhờ tâm thành kính của mình mà những người ở cảnh giới đó nhận được sự an lành hoan hỷ, có cơ hội được giải thoát mọi khổ não, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Xem thêm