Thứ ba, 07/07/2020, 10:00 AM

Ý nghĩa và lợi ích khi trì chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.

27396669581_7d984409e5_b-0813

Câu chuyện Phật giáo: Sự tích tháp thờ tóc của Văn Thù Bồ Tát

Ý nghĩa thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Điều này tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

OM AH RA PA TSA NA DHI – OM A RA PA CA NA DHIH

Đây là thần chú của sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.

Om: Hoặc Aum là một âm tiết thường thấy trong các thần chú Phật giáo, một âm tiết thiêng liêng và huyền bí bắt nguồn từ Ấn Độ giáo nhưng hiện nay phổ biến trong cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và truyền thống Tây Tạng Bön. Nó được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, ý nghĩa từ Om là “Tâm trí tôi cởi mở với những chân lý tiếp theo.”

Ah: Thể hiện sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của sự vật và hiện tượng.

Ra: Thể hiện sự hiểu biết về sự trống rỗng từ quan điểm của các tổ sư đạo Phật Nguyên Thuỷ. Những giáo lý sâu xa về sự trống rỗng của Phật giáo Nguyên Thuỷ là thích hợp cho những học viên có vấn đề về sự hiểu biết “trống rỗng” trong bản chất cuối cùng của nó.

Pa: Đại diện cho thiền định. Có 2 loại thiền cơ bản: Thiền không khái niệm (không suy nghĩ) và khái niệm (tư duy). Điều này dẫn đến lý tưởng rằng, tất cả các Pháp đều đã được “giải thích theo nghĩa tối cao.”

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.

Phân biệt Phổ Hiển Bồ tát và Văn Thù Bồ tát

Tsa: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi. Bản chất chính xác của cả luân hồi và niết bàn là tánh không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu chính xác bản chất của luân hồi, nó sẽ biểu lộ cho chúng ta dưới 3 dạng khổ đau. Điều này có nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng không thể được hiểu hoàn toàn, bởi vì trên thực tế, không có sự xuất hiện và chấm dứt.

Na: Thể hiện nghiệp (hành động). Tóm lại, tất cả những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của các hành động không đạo đức trong quá khứ (nghiệp xấu) và tất cả những kết quả hạnh phúc của chúng ta từ những hành động đạo đức trước đây của chúng ta. Có 2 loại nghiệp căn bản: nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân. Chúng ta cần phải hiểu rằng, với mỗi hành động của lời nói, thân thể và tâm trí của chúng ta, chúng ta đang gieo những hạt giống cho những trải nghiệm tương lai của chúng ta.

Dhi: Điều này thường được giải thích là “sự hiểu biết” hoặc “sự phản chiếu”. Những tia sáng phát ra từ âm tiết này sẽ làm đầy cơ thể vật chất của bạn và thanh lọc tất cả nghiệp xấu, bệnh tật và chướng ngại.

Tóm lại, quan điểm đúng giúp chúng ta nhận ra đường đi chính xác. Thiền định là phương pháp thực hành tốt nhất, thông qua đó chúng ta sẽ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về con đường giác ngộ, dẫn đến những thay đổi trong tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Hành động kết hợp với trí tuệ hoàn hảo mang lại cho chúng ta khả năng để giúp chúng sinh một cách hiệu quả nhất.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

Câu chuyện Phật giáo: Sự tích tháp thờ tóc của Văn Thù Bồ Tát

Lợi ích khi tụng niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các hành giả nên tụng niệm thần chú này 100, 21, hoặc ít nhất là 7 lần một ngày. Trong lần lặp lại cuối cùng nên đọc thần chú to hơn, âm tiết cuối cùng là Dhi, nên được ngân dài.

Đây là một thực hành hàng ngày mà chúng ta nên làm ở nhà. Điều đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là rửa miệng, sau đó niệm lời cầu nguyện này cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi nhiều lần nhất có thể. Điều này cực kỳ có ích, thần chú sẽ giúp chúng ta gia tăng sự khôn ngoan để bắt đầu một ngày mới.

Một người thông minh chưa bao giờ học qua trường lớp nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong những văn bản mà anh ta đọc qua, nhưng đó có thể là một sự hiểu biết hời hợt. Anh ấy chỉ hiểu được những gì trong cuốn sách ghi, chứ không phải là những ý nghĩa sâu sắc thực sự đằng sau nó. Cần một sự khôn ngoan rất đặc biệt cho điều này, giống như sức mạnh trí tuệ mà Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có được.

> Niệm Thần Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tiếng Phạn:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm