Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/03/2020, 10:16 AM

Phân biệt Phổ Hiển Bồ tát và Văn Thù Bồ tát

Nhân ngày 21/02 ÂL theo Bắc tông là ngày vía đức Bồ tát Phổ Hiền, tôi đã đi khảo sát tại một số ngôi chùa ở Hà Nội và nhận thấy hầu hết mọi người đều đang nhầm lẫn tới hai vị Bồ tát có vai trò rất quan trọng trong Phật giáo. Đó là Phổ Hiển Bồ tát và Văn Thù Bồ tát.

Sự khác biệt giữa đức Bồ tát Địa Tạng Vương và Bồ Tát Mục Kiền Liên

Với kiến thức còn nông cạn của mình, tôi xin chỉ ra những điểm khác nhau về hình tướng cũng như hạnh nguyện của các Ngài để mỗi người có thể phân biệt và tích lũy cho mình những tri thức quý báu. 

1. Vai trò của hai vị Bồ tát

Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.  

Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca. 

Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

2. Phổ Hiền Bồ tát

Hình tướng

Phổ Hiền Bồ tát dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.  Phổ Hiền Bồ tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.

Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.

Phân biệt đức Phổ Hiển và Văn Thù Bồ tát 2

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Tùy khí của Ngài chính là viên bảo châu mà Ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền nằm trong nhóm của Phật Đại Nhật. Biểu tượng của Bồ tát Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ tát. 

Phổ Hiền Bồ tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái và có khi các Ngài được vây quanh bởi mười sáu vị hộ pháp bảo vệ cho kinh Bát Nhã. Ngài thường xuất hiện như một vị Bồ tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng.   Trong nhiều biểu thị, một hoặc hai bàn tay Ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác Ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử nơi tay trái. Trong hội họa Phật giáo Mật tông Ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hoặc màu vàng.

Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ tát lưu trú sau khi cưỡi voi trắng sáu ngà từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Phổ Hiền vương hạnh nguyện

Thấy Phổ Hiền Bồ tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như đức Phật.

Thấy Phổ Hiền Bồ tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như đức Phật.

Căn bản tu tập của Phật giáo Đại thừa, Kim Cương thừa là Nhị Tư Lương (Phúc – Trí, Phương Tiện – Trí Tuệ, Bồ Đề tâm – Trí Tuệ). Nếu Văn Thù đại diện cho Trí Tuệ thì Phổ Hiền đại diện cho Hạnh Nguyện, phương tiện lớn lao vĩ đại. 

Thấy Phổ Hiền Bồ tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như đức Phật. Chúng ta phải noi theo mười hạnh nguyện lớn của Ngài để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi. 

Mười hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền:

1. Kính lễ chư Phật

2. Xưng tán Như Lai

3. Quảng tu cúng dường

4. Sám hối nghiệp chướng

5. Tùy hỷ công đức

6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân

7. Thỉnh Phật trụ thế

8. Thường tùy Phật học

9. Hằng thuận chúng sinh

10. Phổ giai hồi hướng 

3. Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.

Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.

Hình tướng

Hạt minh châu, cây tích trượng Bồ tát Địa Tạng cầm có ý nghĩa gì?

Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.  Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc thường được xem là hiện thân của Văn Thù. Dưới tên Diệu Âm “Người với tiếng nói êm dịu”. Văn Thù Bồ tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát Nhã Ba La Mật Đa. Văn Thù là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức. 

Ngài có lúc chính thức thay mặt đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai người điều khiển chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của đức Bổn sư. Ngài thấu hiểu Phật tánh bao gồm cả ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát cho nên trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ, là một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo.

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn. 

Chiếc giáp Ngài mang trên người gọi là giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Nó có thể che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi do đó bọn giặc sân hận oán thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Bồ tát. Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi nếu thiếu nó thì các Ngài không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề.   Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

Nói về Phật giáo Á châu thì Ngũ Đài sơn bên Trung Quốc được xem như là nơi trụ tích của Văn Thù Bồ tát. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Ngài Văn Thù trụ lại ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ tát nghe”. Mà núi Thanh Lương sau này được ám chỉ là núi Ngũ Đài.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Văn Thù Bồ tát

Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau.

Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau.

Bồ tát vốn cũng là chúng sinh

Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau. Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu. 

Vâng, chỉ có trí tuệ mới có đủ công năng cứu chúng ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. Thêm nữa, Bồ tát là tấm gương sáng cho lợi tha, chúng ta phải dùng lưỡi kiếm trí tuệ này để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, của con rắn độc tham sân si. Có thực hành được như vậy, mới xứng đáng đảnh lễ đức Văn Thù Sư Lợi tay cầm kiếm, mình mặc giáp, ngồi trên lưng sư tử. 

Công đức ở trong tự tính chẳng phải bố thí, cúng dường mà có được. Cho nên nói phước chẳng bằng công đức, bố thí chẳng kịp trì kinh là vậy.

Có thể thấy, trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa, những nhân vật và hình tượng, ngoài ý nghĩa lịch sử, truyền thuyết, nó còn mang tư tưởng triết học, ẩn dụ và biểu trưng. Người học Phật chúng ta nếu không nắm bắt được tinh thần này thì chắc chắn sự nhận thức sẽ dễ rơi vào định kiến, cực đoan và bị các quan niệm tôn giáo hữu thần đồng hóa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Góc nhìn Phật tử 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Lắng lòng, rải niệm từ bi!

Góc nhìn Phật tử 19:30 29/10/2024

Lắng lòng, rải niệm từ bi! / Với ai chịu cảnh tham si đọa đày/ Tạ ơn sự sống mỗi ngày/ Để nghe mình vẫn còn may mắn nhiều.

Xem thêm