Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cúng cho người đã khuất nên dâng lễ mặn hay chay?

Với tâm niệm hiếu sinh và tạo phước hồi hướng công đức cho người đã khuất, gia tiên, người Phật tử nên dâng lễ chay thanh tịnh, đặc biệt trong dịp cúng giỗ, Tết. Sau đây là cách nhìn của Đại đức Thích Thiện Tuệ về lễ dâng cúng người đã khuất nên chay hay mặn.

Bài liên quan

Hiểu rõ việc cúng giỗ có ảnh hưởng khá lớn đến vong linh của người đã khuất, vào ngày này chúng ta tránh làm tiệc linh đình, giết hại chúng sinh để thiết đãi sẽ tạo thêm tội cho vong linh ấy. Trong tội sát sinh, kinh Phật có nói, tự mình giết, vì mình mà con vật bị chết, thấy người ta giết mà mình vui mừng, đều có liên quan đến tội này. Chọn những ngày giỗ kỵ mà sát sinh hại vật thì vong linh ấy cũng liên can chịu tội.

Vậy con cháu nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều dâng lễ chay thành kính, tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết, một nén hương thành tâm để tỏ lòng thành kính:

“Con ơi, mẹ chẳng cần chi

Mong con ứng xử trong khi mẹ còn…

Giờ đây tuổi đã xế chiều

Chỉ mong con nhớ những điều Phật răn…

Ngày giỗ cũng chẳng cần chi

Làm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồi

Mẹ đây phước mỏng tội dày

Sát Sinh ngày giỗ tội mẹ nặng thêm

Nên chăng con hãy cúng chay

Tiệc mời chay tịnh giỗ mẹ thêm an…

Nhân quả phải giữ lấy lời

Dù là cao quý, hèn đời con ơi!

Cuộc đời thiện ác thế thôi

Nhờ có nhân quả, mẹ thời an vui”.

Không gian thờ Phật và gia tiên cần được tôn trí.

Không gian thờ Phật và gia tiên cần được tôn trí.

Việc cúng cho người đã khuất xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình, từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên. Những người con của Phật hãy dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật. Từ đó, thực hiện những nghi thức cúng lễ để tưởng nhớ đến những người đã khuất và giúp cho các vị ấy nhận được lợi ích, được an lành, hạnh phúc bên thế giới bên kia. 

Mời quý vị xem thêm: 

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm