Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghĩa tình phu thê ẩn sâu sau sự tích ông Công ông Táo

Khi đọc về sự tích ông Công ông Táo, chúng ta thường chỉ quan tâm về nguồn gốc nhưng dường như lại quên đi ý nghĩa về một câu chuyện đầy xúc động về tình yêu, tình cảm vợ chồng và tình người xung quanh sự tích Táo quân.

>Phật giáo thường thức

Truyền thuyết "Sự tích Táo quân" có nhiều dị bản nhưng cốt truyện nhìn chung để ngợi ca tình yêu, tình cảm gia đình khăng khít. Sau đây là một trong những dị bản của "Sự tích Táo quân".

Bài liên quan

Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo, mâu thuẫn trong cuộc sống nên phải bỏ nhau. Sau này người vợ lấy chồng mới, còn người chồng cũ vẫn nghèo khó.

Trong một lần đi xin ăn, tình cờ anh ta gặp lại người vợ cũ và được hậu đãi. Không may, người chồng cũ uống quá say nên không thể đi về trong lúc đó người chồng mới cũng đã về đến đầu ngõ. Sợ chồng mới về nghi ngờ, người vợ đã giấu chồng cũ trong đống rơm trước nhà. Trong lúc vô ý, đống rơm bốc cháy thiêu chết người chồng cũ trong đó. Người vợ vì ân hận đã đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng mới cảm thương chết theo.

Ngọc Hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo quân - Vua Bếp. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng, Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời, tâu với Ngọc hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn.

Bài liên quan

Câu ca tưởng chừng đơn giản ấy bao hàm những ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Nó nhấn mạnh rằng, trên thế gian, chỉ tồn tại mối quan hệ “một vợ, một chồng”. 

Có thể nói, điều mà những tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý mà chính là cái tình. Tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau. Đã là phu thê “đầu ấp tay gối” thì muôn đời tình nghĩa sắt son.

Chẳng bởi vì như thế mà họ mới hóa thành những vị thần trông coi những phần quan trọng nhất trong gia đình hay sao?

Từ đó, vào dịp 23 tháng Chạp hằng năm, các Táo cưỡi cá chép lên Thiên Đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của mọi người trong gia đình. Đến đêm Giao thừa các Táo mới trở lại trần gian, tiếp tục công việc trông coi bếp núc  của mình.

Sự tích công Công ông Táo. Phim minh họa

Bài liên quan

Bên cạnh đó, có thể thấy trong các bản kể, dù các chi tiết có khác thì một hình ảnh vẫn không thay đổi đó là ngọn lửa. Từ xa xưa, con người đã biết dùng lửa xua đuổi thú dữ, nấu chín thức ăn, sưởi ấm… cho đến ngày nay, ngọn lửa vẫn giữa nguyên tác dụng của nó trong mỗi gia đình. Ông Công ông Táo là sự tượng trưng cho bếp lửa, là lời nhắc đến tình cảm ấm áp trong mỗi gia đình, là hình ảnh các thành viên quây quần bên nhau.

Từ câu chuyện về ông Công ông Táo ta có thể thấy được tình người, tình phu thê hết sức ý nghĩa. Đồng thời cũng thể cho thấy một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt qua các thế hệ được kính cẩn giữ gìn cho đến hôm nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm