20 lợi ích của thiền đã được khoa học chứng minh
Giữa cuộc sống bộn bề âu lo, thiền được xem là giải pháp giúp con người cân bằng cuộc sống. Không chỉ các nhà thiền học, lợi ích của thiền đã được rất nhiều nghiên cứu trong hàng thiên niên kỷ qua chứng minh.
> Thiền định và sử dụng thiền định trong giải tỏa stress
1. Thiền làm giảm đau hơn cả morphine
Một nghiên cứu cho thấy chỉ một giờ tập thiền có thể làm giảm đáng kể cả triệu chứng đau và kích hoạt não liên quan đến đau. Cụ thể, làm giảm 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu do đau tới 57%. Thiền có tác dụng giảm đau còn hơn cả morphine hoặc các loại thuốc giảm đau khác.
2. Thiền giúp điều trị chứng tăng động
Trong một nghiên cứu với 50 bệnh nhân người lớn bị mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), nhóm được điều trị bằng MBCT (liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm) đã giảm được tính hiếu động, bốc đồng và cải thiện được kỹ năng “hành động có ý thức”.
3. Ngồi thiền giúp tinh thần an định
Khi cuộc sống bận rộn với nhiều suy nghĩ lo âu và mệt mỏi, nhiều người tìm đến thiền như một liều thuốc an thần hiệu quả và an toàn. Ngồi thiền có lợi cho hệ thần kinh. Tại não bộ khi “tiếp xúc” với những nỗi sợ hãi, lo lắng sẽ kết nối đến trung tâm thần kinh phản ảnh những nỗi sợ liên tục. Nhưng thiền sẽ ngắt các kết nối này. Thiền giúp thả lỏng cảm giác lo lắng, dần dần nỗi lo âu biến mất. Điều quan trọng là bạn phải thật kiên trì để xây dựng thói quen ngồi thiền trong thời gian dài mới đạt hiệu quả đáng kể.
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong một cuộc nghiên cứu được công bố vào năm 2012, một nhóm gồm hơn 200 người có nguy cơ cao được đưa ra 2 lựa chọn: một là tham gia một lớp giáo dục sức khỏe, cải thiện chế độ dinh dưỡng và tập thể dục; hai là tham gia một lớp Thiền Siêu Việt. Trong 5 năm tiếp theo, các nhà khoa học đã phát hiện những người chọn ngồi thiền giảm 48% nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.
5. Thiền cải thiện trí nhớ
Lợi ích ngồi thiền là giúp chỉnh sóng não bộ, nghĩa là thiền giúp giảm phiền nhiễu tăng năng suất làm việc, ít phiền nhiễu sẽ giúp não bộ nhanh chóng tích hợp nhiều thông tin mới. Điều đó có thể hỗ trợ đáng kể quá trình phục hồi bộ nhớ.
6. Thiền giúp ngủ sâu và ngon hơn
Ngồi thiền hằng ngày cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và thanh thản hơn, ngủ một cách thoải mái nhất, an nhiên nhất. Ngủ rất quan trọng vì nó cho cơ thể có thời gian tự hồi phục, “sửa chữa” mình. Ngoài ra, sau khi học thiền, bạn có thể nghe một số bài nhạc thiền để tâm trạng được thư thái, hòa mình vào thiên nhiên.
7. Thiền làm giảm trầm cảm
Trong một nghiên cứu thực hiện tại 5 trường trung học ở Bỉ, với khoảng 400 sinh viên (13-20 tuổi), Giáo sư Filip Raes kết luận rằng: “Những sinh viên theo học một chương trình thiền chánh niệm trong lớp báo cáo giảm dấu hiệu trầm cảm, lo lắng và căng thẳng 6 tháng sau đó. Những học sinh này cũng ít có khả năng phát triển các triệu chứng giống như trầm cảm“.Một nghiên cứu khác của Đại học California được thực hiện với những bệnh nhân trầm cảm trong quá khứ cũng cho biết thiền chánh niệm làm giảm trạng trái trầm tư và suy nghĩ sai lầm.
8. Thiền làm giảm stress và lo lắng
Thực hành thiền chánh niệm cũng giúp điều chỉnh rối loạn tâm trạng và lo âu. Đây cũng là kết luận của hơn 20 nghiên cứu kiểm soát ngẫu nhiên lấy từ PubMed, PsycInfo và Cochrane Databases, liên quan đến các kỹ thuật thiền định, Yoga...Một nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison cũng chỉ ra rằng thực hành Thiền Minh Sát (như Vipassana) làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng.
9. Thiền giúp giảm chứng rối loạn hoảng sợ
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm thần học Mỹ, 22 bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ tham gia 3 tháng tập thiền và tập thư giãn. Kết quả là đối với 20 bệnh nhân trong số đó, những ảnh hưởng của sự hoảng loạn và lo lắng đã giảm đáng kể.
10. Thiền giúp giảm nhu cầu ngủ
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Kentucky trên những người không hành thiền, những thiền sinh mới tập và những thiền giả có kinh nghiệm. Kết quả cho thấy thiền giúp cải thiện ngắn hạn ngay cả ở những thiền sinh mới làm quen. Đối với các thiền giả giàu kinh nghiệm, nhiều giờ tập thiền giúp giảm đáng kể tổng thời gian ngủ so với những người không thiền. Còn thiền có thực sự thay thế một phần giấc ngủ hay trị chứng thiếu ngủ đang được điều tra thêm.
11. Thiền trong thời gian dài làm tăng khả năng tạo sóng gamma trong não
Trong một nghiên cứu với các nhà sư Phật giáo Tây Tạng, được thực hiện bởi nhà thần kinh học Richard Davidson của Đại học Wisconsin, người ta thấy rằng những thiền sinh mới tập “có sự tăng nhẹ trong hoạt động của gamma, nhưng phần lớn các nhà sư đã cho thấy sự gia tăng cực kỳ to lớn mà chưa bao giờ được báo cáo trong các tài liệu thần kinh học“.
12. Thiền giúp cải thiện hệ miễn dịch
Các nghiên cứu tiến hành trước đây đã chứng minh rằng, thiền giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thiền giúp tăng khả năng miễn dịch tốt hơn với các bệnh thường gặp do nhiễm trùng nhẹ và các bệnh như cảm lạnh, cúm, đau cổ...
13. Thiền làm chậm quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa tùy thuộc vào tốc độ mà bạn tiêu thụ ôxy. Thực hành thiền làm giảm tốc độ hô hấp của cơ thể do bạn tiêu thụ ôxy ít hơn. Tập thiền giúp bạn trẻ lâu hơn bằng cách điều chỉnh quá trình hô hấp của bạn.
14. Thiền làm tăng đồng cảm và các mối quan hệ tích cực
Truyền thống Phật giáo có Thiền Từ Bi. Theo đó, thiền giả tập trung vào việc tăng trưởng lòng từ bi và yêu thương đến tất cả chúng sinh. Theo một nghiên cứu từ Đại học Emory, các bài tập như vậy có thể làm tăng khả năng đồng cảm với những người khác bằng cách đọc các biểu hiện trên khuôn mặt của họ.Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng sự phát triển các cảm xúc tích cực qua lòng từ bi giúp xây dựng một số nguồn lực cá nhân, bao gồm thái độ yêu thương đối với bản thân và người khác, sự chấp nhận bản thân, được xã hội chấp nhận và xây dựng được quan hệ tốt đẹp với những người khác...
15. Thiền làm tăng trưởng lòng từ bi và giảm lo lắng
Sau khi tham gia một khóa tăng trưởng lòng từ bi kéo dài 9 tuần, các cá nhân đã có những cải thiện đáng kể trong cả 3 lĩnh vực của lòng từ bi: lòng từ bi đối với người khác, nhận từ bi từ người khác và từ bi đối với bản thân. Trong một tình huống tương tự, các học viên cũng giảm được mức độ lo lắng và đè nén cảm xúc.
16. Thiền giúp Buông bỏ cám dỗ và hiểu rõ bản thân
Ngồi thiền đúng cách và tập thiền hằng ngày có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều cám dỗ. Thiền cũng giúp bạn hiểu rõ bản thân và vượt qua những nỗi sợ hãi và tập trung vào mục đích của bạn trong cuộc sống. Từ đó, bạn sẽ thoát ra được những cám dỗ mang lại đau khổ, mất mát mà trước đây không thể từ bỏ được.
17. Thiền cải thiệnkhả năng tập trung và làm việc dưới sức ép cao
Một nghiên cứu do Katherine MacLean, Đại học California đưa ra gợi ý rằng trong và sau khi thiền, các đối tượng giữ được sự tập trung tốt hơn, đặc biệt là các công việc lặp đi lặp lại và nhàm chán. Một nghiên cứu khác cho thấy ngay cả với chỉ 20 phút mỗi ngày thực hành thiền, các học sinh đã cho thấy được sự tiến bộ trong các bài kiểm tra về kỹ năng nhận thức; trong một số trường hợp làm tốt gấp 10 lần so với nhóm không thực hành thiền.
18. Thiền cải thiện xử lý thông tin và ra quyết định
Eileen Luders tại UCLA Laboratory of Neuro Imaging và các cộng sự đã phát hiện ra rằng những người thiền trong thời gian dài có số lượng lớn “gyrification” (chỉ nếp gấp vỏ não, có thể cho phép bộ não xử lý thông tin nhanh hơn) so với những người không thiền. Các nhà khoa học nghi ngờ gyrification có lẽ chịu trách nhiệm làm não xử lý thông tin tốt hơn cũng như trong việc đưa ra các quyết định, hình thành ký ức và nâng cao khả năng tập trung.
19. Thiền mang đến sức mạnh tinh thần
Tiến sĩ tâm lý học Ron Alexander báo cáo trong cuốn sách Wise Mind, Open Mind rằng quá trình kiểm soát tâm thông qua thiền giúp làm tăng sức mạnh tinh thần, sự kiên cường và trí tuệ cảm xúc.
20. Thiền giúp bạn chống lại đau đớn
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Montreal đã làm một cuộc thử nghiệm. Theo đó, họ cho 13 thiền sư và 13 người không thực hành thiền cùng chịu đựng mức độ đau đớn do nhiệt như nhau và đo hoạt động não của 2 nhóm này bằng máy quét ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Họ phát hiện các thiền sư cảm nhận ít đau đớn hơn (trong tâm mình) dù rằng có thể não của họ chịu cùng tác động của cơn đau như những người không thiền.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm