Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/04/2022, 17:31 PM

5 đức cao thượng của Phật tử

Người cư sĩ Phật tử tại gia cần phải lòng tin kiên cố nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có chánh kiến nơi nghiệp của mình không mê tín dị đoan, không tin vào sự may rủi, bói toán, mà chỉ có tin nơi giáo pháp Như Lai, tin vào nghiệp và quả của nghiệp của mình mà thôi.

1. Người cư sĩ Phật tử là người có lòng tin trong sạch, kiên cố đối với Tam Bảo Phật Pháp Tăng, tin sâu lý nhân - quả, hiểu rõ nghiệp báo

Vì tin nhân quả nên chọn lối sống lương thiện tích cực

2 .Người cư sĩ Phật tử là người biết trân quý, trân trọng giữ gìn năm điều giới pháp của Phật do chư Tăng trao truyền: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà hành, không dối trá, không rượu chè hút sách.

Ai sống mà giữ gìn 5 pháp này, đời sống của họ sẽ tốt, vui và thăng hoa

3 . Người cư sĩ Phật tử là người có chánh kiến, chánh tri, không u mê, tin vào những điều vô căn cứ, không hợp đạo lý. Tin vào Phật pháp, chân lí do đức Phật thực chứng như thật. Tin vào điều thiện, tin mỗi người đèu có tính Phật

4 .Người cư sĩ Phật tử là người biết tạo phước lành trong Phật pháp, một lòng hộ trì chánh pháp, tận tâm cứu giúp những người khốn khó yếu thế, bất hạnh, thường vun bồi phúc đức trí tuệ

5 . Người cư sĩ Phật tử là người một lòng kính tin, thực hành Phật pháp, hết lòng phụng sự, giúp chư Tăng Ni truyền bá chánh pháp của đức Thế Tôn, khiến Phật pháp được trường tồn.

Người cư sĩ Phật tử xứng đáng được chư Tăng Ni hoan hỷ, người đời yêu mến, phước lành tăng thêm, đời sống an lành phúc lạc vững chãi và thăng hoa.

Người cư sĩ Phật tử xứng đáng được chư Tăng Ni hoan hỷ, người đời yêu mến, phước lành tăng thêm, đời sống an lành phúc lạc vững chãi và thăng hoa.

Ngũ Giới và sự hoàn thiện nhân cách của người Phật tử

Người cư sĩ Phật tử có đủ năm pháp này là người hiền đức cao quý như đóa sen hồng, đóa sen trắng; như bạch ngọc trong đời tỏa sáng khắp nơi, làm đẹp nhân gian

Người cư sĩ Phật tử tại gia cần phải lòng tin kiên cố trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có chánh kiến nơi nghiệp của mình không mê tín dị đoan, không tin vô căn cứ, không tin vào sự may rủi, bói toán, mà chỉ có tin nơi giáo pháp Như Lai, tin vào nghiệp và quả của nghiệp của mình mà thôi.

Như vật người Phật tử ấy gọi là người Phật tử chân chánh, có chánh kiến, chánh tri

Tin sâu sắc rằng: "Chúng ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta sẽ là người thừa hưởng quả của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác ấy.

Nếu nghiệp ác có cơ hội trổ quả, thì phải chịu quả khổ não, mà không oán trách ai cả, cố gắng tu tạo nghiệp thiện, rồi hoan hỷ trong nghiệp thiện.

Nếu nghiệp thiện có cơ hội trổ quả, thì được hưởng quả an lạc, không phát sinh tâm ngã mạn, tự cao cố gắng tạo nghiệp thiện, bồi bổ tích lũy nhiều phước trí.”

Khi hiểu rõ ràng như vậy, người cư sĩ Phật tử xứng đáng được chư Tăng Ni hoan hỷ, người đời yêu mến, phước lành tăng thêm, đời sống an lành phúc lạc vững chãi và thăng hoa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý

Kiến thức 18:30 31/10/2024

Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Xem thêm