5 hành vi tổn hại vận mệnh theo quan niệm nhà Phật
Phật giáo chỉ là con đường khai sáng còn phúc đức vận mệnh bản chất đều nằm trong tay mọi người, nó được khởi tạo gìn giữ hay bị hủy hoại đều do tự mỗi chúng ta mà ra.
Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy
Tâm linh là một khía cạnh không thể tách rời ra khỏi đời sống của người Việt từ muôn đời nay. Trong đó, niềm tin tôn giáo đôi khi chính là liệu pháp tinh thần cực kỳ hữu hiệu giúp cho bao người vượt qua được nỗi thống khổ của chính mình, điển hình như Phật giáo. Đến cửa Phật, nhiều người mang lòng cầu ước được an lạc thái hòa trong tâm hồn, bên cạnh đó cũng có nhiều người khẩn xin được vạn sự như ý trong một vấn đề nào đó mà họ chưa đạt được,...
Tuy nhiên, có một điều mà ít ai biết rằng, Phật giáo chỉ là con đường khai sáng còn phúc phần vận mệnh bản chất đều nằm trong tay mọi người, nó được khởi tạo gìn giữ hay bị hủy hoại đều do tự mỗi chúng ta mà ra. Sau đây, hãy cùng điểm lại một số hành vi gây tổn hại phúc đức nghiêm trọng theo quan niệm của nhà Phật:
Nói lời xấc láo với bậc tiền bối
Không hẳn là chỉ trong quan niệm Phật Giáo mà trong mọi tôn giáo khác đều chỉ ra rằng, chỉ có kẻ tệ hại bội phản mới dám nói lời hỗn xược với mẹ cha. Tất nhiên, cái kết của những đối tượng này đều chẳng có gì tốt đẹp, hoặc là tài vận trắc trở hoặc là hung tà đeo bám và mãi mãi chẳng bao giờ có được sự kính nhường nể nang của người đời. “Trăm việc thiện chữ hiếu đứng đầu” - lời dạy của cổ nhân chưa bao giờ sai.
Những cách tích đức đơn giản để cải tạo vận mệnh
Oán than đất trời
Nhiều người cho rằng phận mình bạc như vôi là do số mệnh không công bằng, cứ thế hễ gặp chuyện gì trắc trở đều đổ cho đất trời, nói lời cay nghiệt và giận dữ khôn nguôi. Chẳng lâu đâu, quả báo đã hiện hiển ngay trước mặt, trong khoảnh khắc họ tức giận oán than, bản thân họ đã sinh ra rất nhiều năng lượng tiêu cực, tà tâm cứ thế lấn át dần và từ từ mất hết vượng khí tích lũy được suốt bao năm.
Phàm là con người, ai ai cũng sẽ có lúc trắc trở không xuôi gió thuận buồm, cái quan trọng là tìm cách khắc phục bằng cách làm việc thiện, làm người tử tế chứ không phải kể lể oán than rồi tự mình hại mình.
Thể hiện bản thân
Bản chất của hai từ “thể hiện” đã nói lên tất cả, cái mình không có mà cứ thích kiêu ngạo khoe mẽ dụng tâm trưng ra cho mọi người xung quanh tán dương nể phục chính là thể hiện bản thân. Người thể hiện bản thân không được đất trời phò trợ ban cho phúc đức dài lâu.
Tri thức rỗng tuếch mà cứ thích cướp lời người khác, chẳng giàu có bằng ai mà vẫn luôn tìm cách vỗ ngực ta đây phú quý,... thì sớm muộn cũng mất tất cả mà thôi. Phú quý phúc đức với kiểu người này như mây bay gió thoảng, cố níu cỡ nào cũng trôi tuột khỏi lòng bàn tay.
Đức Phật luôn vun bồi 6 loại phúc đức
Hay tức giận
Hay tức giận chính là hành vi phản ánh rõ nét nhất của một con người thường xuyên nóng nảy. Và nóng nảy chẳng khác gì một luồng hắc hỏa được sinh ra khi không thể kiểm soát được tâm can cuồng bạo. Loại hắc hỏa này không chỉ thiêu cháy đi phúc khí tài vận của mỗi cá nhân mà nó còn có khả năng lan ra xa làm tổn thương người khác và hủy hoại đi biết bao nhiêu mối quan hệ. Vậy nên, để trấn áp ngọn lửa đen tối này, không gì khác chúng ta phải biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.
Sát sinh
Theo quan niệm Phật giáo, sát sinh chính là hành động phá hủy vận khí phúc đức ghê gớm nhất. Dù là sinh mệnh con gì đi chăng nữa, côn trùng hay các loài vật nhỏ bé khác, cứ giết chúng làm niềm vui giải trí là chúng ta đang vô tình làm tổn hại chính bản thân mình. Thậm chí khi đã quen với hành vi giết chóc này, tà tâm chúng ta sẽ trỗi dậy mạnh mẽ và khi nó đủ lớn, chúng ta sẽ có khả năng làm tổn hại cả sinh mệnh của đồng loại mình.
Cổ nhân có câu “đức năng thắng số”, dù sinh ra với phần số sắp đặt không được thuận lợi nhưng chỉ cần làm người tốt, chan hòa, bao dung thì chắc chắn đất trời sẽ không bạc đãi mà ban cho phúc đức vượng khí đủ đầy. Trái lại, dù sinh ra với tài vận phú quý tích lũy từ đời trước hoặc do mẹ cha ban cho nhưng một khi không biết gìn giữ mà cứ thích làm điều tổn hại, đảm bảo phúc đức cạn kiệt, cả đời chẳng được bình an.
Theo Old Fashioned
Helino
> Xem thêm video Chân lý của hạnh phúc:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm