5 nguy hiểm cùng cực khi rơi vào tà kiến
Tà kiến là quan niệm hay nhận thức không dựa trên lý duyên khởi, lý nhân quả, lý vô thường và lý vô ngã. Tà kiến biểu thị sự mê mờ, không nhận rõ về luật nhân quả hay không tin diễn tiến nhân quả của các các hành vi thiện ác.
> Cội nguồn và nguy hại của tà kiến
Tà kiến là quan niệm hay nhận thức không dựa trên lý duyên khởi, lý nhân quả, lý vô thường và lý vô ngã. Tà kiến biểu thị sự mê mờ, không nhận rõ về luật nhân quả hay không tin diễn tiến nhân quả của các các hành vi thiện ác. Đây được xem là một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến tâm hồn và cuộc sống của bạn rơi vào vực thẳm, ngụp lặn trong những nguy hiểm, đứng trước nhiều muộn phiền. Dưới đây là 5 nguy hiểm cùng cực khi rơi vào tà kiến. (Xem thêm Chánh Kiến Phương Tiện Vi Diệu Trong Bát Chánh Đạo).
1. Dễ dàng bị cuốn vào các hành động tà đạo một cách vô thức
Từ những quan niệm sai lầm, người có lối suy nghĩ tà kiến rất dễ bị cuốn vào những hành động tà đạo. Bởi vốn dĩ trong thâm tâm họ lúc này, không còn tồn tại ranh giới thiện – ác, mất đi tư tưởng về nhân – quả, không tin vào duyên nghiệp, các lý thuyết đúng đắn về cõi nhân sinh con người. Từ đó, dẫn đến những hành động đậm chất tà đạo, trở thành những thành phần sai lầm, lạc lối trong xã hội.
Rơi vào tà kiến, cũng giống như rơi vào một thế giới hoang đường, dễ dàng phạm vào những ác hạnh, mất đi chính kiến. Các hành động tà đạo nảy sinh một cách vô thức, không thể kiểm soát cũng như không thể trở về khoảnh khắc là con người chính kiến ban đầu.
Khi rơi vào tà kiến cũng là khi không tin tưởng vào Nghiệp (Kamma), phủ nhận tất cả hành động thiện hay bất thiện, nghĩa là với họ, dù hành động thiện hay bất thiện thì đều giống nhau không để lại nghiệp quả gì hết. Từ đó, mọi hành động sai quấy tiếp tục được diễn ra một cách vô thức, sai lầm chồng chất sai lầm mà trong tâm không có bất kì nỗi sợ hãi nào, không có sự tin tưởng nào về quả báo trong tương lai.
Hành động tà đạo xuất phát từ những tà niệm. Mất đi niềm tin vào Phật giáo chỉ vì quan sát thấy một vị tăng làm sai, là một tà niệm bất chợt, nảy sinh trong một giây phút không vững vàng vào niềm tin thiêng liêng nơi đức Phật.
Tà niệm này có thể bị triệt tiêu, nếu tâm chánh thiện lớn hơn, và sẽ phát triển lan rộng, nếu không đủ mạnh mẽ, bị tà đạo dụ dỗ, bao vây. Cũng chính từ tà niệm này, những hành động tà đạo tự động nảy sinh, dần dần biến thành một thành phần của tà đạo.
2. Tà kiến là căn nguyên của mọi đau khổ
Ác nghiệp thứ mười là tà kiến, đây là nghiệp xấu tệ hại nhất, và được xem là căn nguyên của mọi đau khổ. Từ suy nghĩ mê lầm, người ta rất dễ rơi vào tâm lý lệch lạc, sinh ra tham, sân, si… Và từ trạng thái tâm lý thiên về tiêu cực, người ta lại rất dễ dàng rơi vào ác nghiệp, gây ra những tội ác, đau khổ.
Từ tà kiến, người ta dễ dàng phạm vào những hành động sai quấy còn lại. Quan niệm trong cuộc sống gần như trở thành một vòng xoáy không điểm dừng, ác nghiệp liên tục tạo ra, và đau khổ là điều còn lại, sau những sai lầm, những lệch lạc.
3. Mất đi sự quán chiếu trước cuộc sống
Khi rơi vào tà kiến, cũng là lúc mất đi chính kiến cần thiết, quan niệm về nhân – quả, quá khứ, hiện tại, tương lại biến mất. Cuộc sống vì thế mất đi sự quán chiếu cần thiết, việc nhìn nhận mọi việc mang đậm tính tiêu cực.
Mất đi quán chiếu trước cuộc sống, cũng là khi bạn rất dễ dàng định nghĩa, phán xét, quy chụp mọi việc, hành động hàng ngày. Vốn dĩ trong cuộc đời này, người ta rất dễ mắc phải sai lầm khi quá tin tưởng vào những điều mình nhìn thấy. Do vậy, đánh giá, nhìn nhận sự việc quá nhanh, đưa ra những phán xét quá vội vàng, người rơi vào tà kiến rất dễ mắc phải những sai lầm trong tâm hồn. Một khi rơi vào phá kiến, đánh mất sự quán chiếu cần thiết trong cuộc sống, niềm tin về những thứ xung quanh vơi dần, sự sáng suốt nên thuyên giảm, cảm giác ma mị tràn ngập. Người rơi vào tà kiến, gần như dễ dàng biến thành một cá thể cô độc, khi gần như không có sự tin tưởng cần thiết bằng cái tâm chân thành với những người xung quanh.
Bởi trong đạo Phật, tin tưởng cũng là một trong những cách thức để đạt được tới sự thanh tịnh, giải thoát.
Trong cuộc sống, khi chúng ta bắt gặp một thành phần nhỏ có hành động sai quấy mà vội vàng quy chụp cả một tổng thể sai trái, đó cũng là rơi vào tà kiến. Trước những sai sót của một vị tăng nào đó đang lầm đường lạc lối, mà đánh giá cả hệ thống Phật giáo theo hướng tiêu cực, ấy cũng là rơi vào tà kiến.
Lạm dụng điều này, những tâm hồn tà đạo rất dễ lôi kéo những bản ngã trong sáng rơi vào mê chấp, tách biệt hoàn toàn khỏi sự lương thiện của Phật giáo cũng như mất đi sự quán chiếu từ Tâm.
4. Mất đi những mục đích chân chính trong cuộc đời
Tà kiến là một nhánh của tà đạo. Người có suy nghĩ tà kiến có những quan niệm lệch lạc, tâm sai lầm, nhận diện hiện tượng, sự việc xa rời bản chất thực sự của chúng. Đặc tính của tà kiến, là biến những con người chính kiến, trở thành một thành phần của tà đạo. Những mục đích chân chính trong cuộc đời dần mất đi, chiếm ngự là những ý niệm tà chính, hành động sai quấy, tư tưởng lệch lạc.
Sứ mệnh của một con người trong kiếp đời là trở thành một bản thể hướng thiện, qua từng ngày tu tâm dưỡng tính, hoàn thiện bản thân để bước dần đến sự thanh tịnh, an lạc trong tâm hồn.
Khi có sự thâm nhập của tà kiến, người ta dễ dàng rơi vào trạng thái lệch lạc, có thể ăn những món ăn tà đạo để trở thành một vĩ nhân, hủy hoại một điều gì đó khác để khỏi bệnh, hoặc quan niệm sai trái về nhân –quả, không tin vào duyên nghiệp, mất cảm giác về sự trả giá cần có nếu vướng phải những lầm lỗi.
Từ đó, những mục đích chân chính ban đầu trong cuộc đời dần vơi đi, hoặc giả không thể tồn tại hay tiếp tục được nuôi dưỡng. Con người trở thành một bản thể mơ hồ, lạc lõng trong hiện thực, dần dần dấn thân vào thế giới của tà đạo.
5. Nghiệp tràn nghiệp
Theo đức Phật, con người không thể chấm dứt Nghiệp nếu không phải nhận lại những hậu quả. Mà người rơi vào tà kiến, vốn dĩ đã bị mất dần quan niệm về nhân – quả, Nghiệp trong đời. Do vậy, những sai lầm, hành vi sai quấy cứ tiếp tục tràn lên nhau, tạo thành một khối Nghiệp cực kì lớn, đeo bám lấy họ và đến một khoảnh khắc nào đó ắt phải trả giá, nhận hậu quả. Đã là con người, ai cũng trải qua một vòng luân hồi, gieo những hành động xấu ác thì phải thọ nhận quả báo. Một người khi rơi vào tà kiến, nghiệp nối nghiệp, vì vậy, việc bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục là điều khó tránh khỏi.
Có thể nói qua bài viết 5 nguy hiểm cùng cực khi rơi vào tà kiến chúng ta hiểu tà kiến gần như là con đường ngắn nhất dẫn vào địa ngục, đày đọa con người trong những quan niệm sai lầm, lệch lạc. Cuộc sống dần trở thành một cõi nhân sinh quan phủ đầy sai trái, không mục đích, không chính kiến, không chánh niệm, cõi niết bàn, an lạc ngày càng xa vời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm