Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/08/2020, 13:40 PM

5 nỗi hối hận của người sắp qua đời

Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Đến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.

Nghi lễ Phật giáo đối với người hấp hối

Xin giới thiệu bài viết của một cô y tá người Úc dạy nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài này được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “Like.” Có một trang blog chỉ in lại bài thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “Like.” Xin giới thiệu bài “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” để thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.

Tác giả Bronnie Ware.

Tác giả Bronnie Ware.

Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Đây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.

“Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác”

Đây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Điều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Đến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ”.

“Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy”

Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp”.

Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Đến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng.

Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Đến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng.

Kinh độ người hấp hối

“Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc”

Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.

“Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè”

Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Đời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi biết mình sắp chết, người ta trước tiên lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, và nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm.

Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Đến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.

“Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn”.

Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Đến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.

Xin đừng làm người hấp hối, lâm chung hoang mang sợ hãi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình

Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024

Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.

Nhàn hạ đích thực

Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024

Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.

Sự tỉnh thức mang lại sự tự do tuyệt đối

Góc nhìn Phật tử 11:50 12/11/2024

Sự tỉnh thức, một trạng thái tinh thần mà mỗi con người đều có khả năng trải nghiệm và đạt tới. Đó là một con đường mở ra thế giới vô tận của ý thức sâu bên trong chúng ta, một cuộc hành trình đưa ta đến sự tự do tối thượng và khám phá sức mạnh thực sự của bản thân.

Thay đổi người là mở cánh cửa khổ đau, chuyển hóa mình là đích đến của hạnh phúc

Góc nhìn Phật tử 08:35 12/11/2024

Trong những mối quan hệ chưa được như ý của cuộc sống, ta thường hay có khuynh hướng thay đổi đối phương giống như ý mình mong muốn, nếu như đối phương không thay đổi thì ta bắt đầu đau khổ.

Xem thêm