Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/01/2016, 09:24 AM

Ái sắc dục!

Trong Kinh Phật nói bốn mươi hai chương – Chương 24, đức Phật dạy rằng, “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng. May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có hai thứ như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu đạo được cả!”

Theo Phật giáo, sắc tướng là vô thường, bản chất của sắc tướng là vô ngã, nó tự nghiệp quả và nhân duyên mà hiện hữu không phải là thực chất.

Kinh viết: Bản chất của sắc tướng là nhơ uế. Nhìn lại hình hài một con người để thấy rõ điều này. Theo tôi bản chất của vô sắc tướng không nhơ uế, không sạch sẽ.  Những cấu tạo của vật lý nguyên tử, phản ứng hóa học của vạn vật kể cả cơ thể con người, tự nó không dơ không sạch mà là như thị tri kiến. Cho nên quan niệm, xấu đẹp, dơ sạch, thơm thúi chỉ là phân biệt nhị nguyên từ vô minh, từ ngũ uẩn giai không mà ra chứ không phải thực tại. 
 
Da phấn, tóc thơm với má đào,
Khi nhìn, ai cũng thấy nao nao.
Thực chất chỉ toàn xương với thịt,
Giết người đau đớn chẳng cần dao.
 (Trần Nhân Tông)
 
Cho nên thành dục khó vượt qua, sông ái dễ bị mê đắm ngay những kẻ anh hùng cũng không qua nổi ải mỹ nhân. Sắc ái còn là một thử thách khó nhất đối với những kẻ tu hành. Ngay cả những cư sĩ tại gia cũng phải tiết dục nếu quyết chí tu hành đắc đạo. 

Muốn giác ngộ thì phải xa lìa ái dục, xả dục như Đức Thế Tôn đã làm không có cách gì khác hơn là phải viễn ly tâm hệ lụy ái dục, từ bỏ ái dục và cuối cùng đoạn trừ ái dục để giác ngộ thoát khỏi luân hồi đau khổ. Nói thì dễ thực hành khó. Vì khoái lạc là mặt trái của đau khổ là sở trụ của thế gian.  

Lửa dục ghê lắm ai ơi!
Ái ân cũng vậy, đốt người, đốt ta!
Lưới nào bằng lưới si mê,
Sông nào sánh được ái hà sông sâu?
(Lê Huy Trứ )
 
Đơn giản hơn, sắc đẹp làm gia tăng lòng ham muốn của dục tình nhưng sắc đẹp không phải chỉ một mình nó là nguyên nhân của sự ham muốn tình dục dĩ nhiên còn có cái thứ hai, chiếm đoạt và thứ ba tiêu hủy nó nữa. 
 
Vua Trần Thái Tông là một minh quân nhưng trước khi giác ngộ, ngài đã rất biết tận hưởng sắc dục như bất kỳ những ông vua khác trên thế gian trước khi đi tu.  Trong bài “Rộng nói về sắc thân” ngài đã nói rõ cái ‘ô uế’ của sắc đẹp của thân qua các câu sau: 
Đầu sọ khô cài trâm giắt ngọc,
Túi da hôi ướp xạ xông hương,
Cắt lụa là che đậy máu tanh,
Dồi son phấn át thùng phân thối.
Trang sức như thế trọn là gốc nhớp.
Không thể nơi đây tự thẹn lại hướng trong ấy mến yêu.
 
Theo La Rochefoucauld thì lòng ích kỷ cũng chính là cội nguồn của sự che chở của “tình mẫu tử,” của “từ thiện,” và của “lòng bác ái”  khác với lòng từ bi (compassion.) Và cái tính dục của Freud cũng bỗng chốc mang vẻ đẹp huyền ảo của tình yêu. Đó là điều mà Freud gọi là sublimation Psychology: the diversion of the energy of a sexual.)  Tôi tạm dịch là ‘khoái lạc của năng dục, hay nguồn khoái lạc của tình dục.’
 
Ái dục không tướng, vô sắc hình.
Biết tính lạ thường dễ mấy ai?
Muốn biết cái dâm cho thật rõ,
Từ chiều cứ ngủ đến canh năm.
(Lê Huy Trứ)
 
Tóm lại, ái sắc dục, có thể nói là sự đam mê hệ lụy, nó không loại trừ bất cứ đối tượng nào, bất kể tuổi tác, giống nòi.  Ái dục, yêu thương đã được những bật thiện tri thức phân tích rất nhiều nhưng ít thấy ai tìm ra được phương pháp hửu hiệu để diệt dục, chỉ có thể tiết dục hay lìa xa dục vọng vì không thể diệt được cái tập quán tự nhiên từ vô lượng kiếp của nhân sinh.   
Những lời thơ này chỉ dành riêng cho một mình tui, vô cư sĩ:
 
Ở đời ái dục hãy tùy duyên
 Đói dục thì ăn, mệt ngủ liền
 Trong nhà có dục thôi tìm kiếm
 Đối cảnh không yêu chớ hỏi tiền.
 (Lê Huy Trứ )
 
Thân như tường vách đã lung lay
Lật đật người đời những xót thay
Nếu được lòng không không tướng sắc
Sắc Không ẩn hiện mặc vần xoay
(Thiền sư Viên Chiếu)
 
Giới giữ cho thân sạch lỗi lầm
Cho tâm như ngọc dồi tâm
Cho hoa trí tuệ tươi ngàn kiếp
Cho quả từ bi đẹp bội phần
(Khuyết Danh)

Lê Huy Trứ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm