Ám ảnh kinh hoàng của cậu sinh viên "3 năm nhặt 3000 xác thai nhi xấu số"
Cho đến nay, giở cuốn sổ ghi chép, Hùng cho biết đã chôn cất được trên 3.000 thai nhi xấu số từ các phòng khám sản. Hàng ngày, cậu miệt mài tới các phòng khám và bệnh viện phụ sản để nhặt xác thai nhi đem về chôn cất.
Hành trình 3 năm với 3000 thai nhi xấu số được chôn cất
Gần 3 năm nay, Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1998, quê Nam Định) miệt mài đến các phòng khám, bệnh viện phụ sản ở Hà Nội xin xác thai nhi xấu số về chôn cất. Cho đến bây giờ, lật giở lại cuốn sổ ghi chép, Hùng nhẩm tính đã chôn cất trên 3.000 thai nhi. Tính trung bình, cứ 1 ngày, Hùng nhặt được 3 xác thai nhi xấu số.
Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong 3 năm qua cậu đã nhặt 3000 xác thai nhi xấu số
Ngày đi gom, tối về Hùng lại hì hụi lau rửa và khâm niệm cho các con. Với những thai nhi chưa thành hình mà chỉ là những giọt máu đỏ hỏn, Hùng đựng trong các chai thủy tinh, bỏ vào thùng lạnh để tránh phân hủy, ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng đau xót hơn cả, với các thai nhi đã lớn 5-6 tháng bị ép sinh non, các bộ phận bị tách rời, Hùng buộc phải khâu lại, tắm nước thơm cho các con trước khi mang đi chôn cất.
Phải tự tay làm từ những việc như gom nhặt, tắm rửa, khâu ghép lại những mảnh thi thể bị cắt rời, Hùng không nhớ nổi đã bao lần ngất đi vì tử khí nồng nặc.
Hùng và người bạn đồng hành trong một buổi tối bới rác, tìm xác thai nhi tại các phòng khám thai ở Hà Nội
Hùng bảo, thai nhi đầu tiên mà cậu tiếp xúc là một em bé còn chưa thành hình hài ở phòng khám tư của Nam Định. “Thời điểm đó là năm 2016. Lần đầu tiên cầm thân thể bé xíu, chỉ giống như một giọt máu đựng trong chai thủy tinh, tôi cảm giác như có trái tim đang đập trên tay mình. Lúc đó, không thấy sợ, mà chỉ thấy thương và xúc động vô cùng”, Hùng kể.
Để có nơi chôn cất tử tế cho các thai nhi, Hùng xin cha xứ trong làng được một mảnh đất rộng 300 m². Không có tiền, đi đến đâu, gặp nhà ai đang xây dựng, Hùng cũng xin lại một ít cát, xi măng, rồi để dành gom góp “xây nhà” cho các con. Trong năm đầu tiên, cậu sinh viên chôn cất được trên 100 hài nhi xấu số từ các phòng khám sản ở Nam Định.
Năm 2017, khi trở thành sinh viên trường Cao đẳng dược Hà Nội, Hùng vẫn tiếp tục thực hiện công việc lạ lùng của mình. Cậu kể, ngay trong ngày đầu tiên nhập học đã lang thang khắp các phòng khám sản để tìm hiểu. Đến đâu cậu cũng để lại số điện thoại, đặt vấn đề được chôn cất thai nhi.
“Nhiều nơi họ từ chối thẳng thừng, đuổi ra khỏi phòng khám vì tưởng tôi có mục đích gì. Chỉ một số ít đồng ý, chủ động liên lạc, tạo điều kiện để tôi thực hiện công việc của mình”, Hùng nói.
Khó khăn không thể tả hết bằng lời, lại phải bỏ ra công sức và tiền bạc để thay những “cha mẹ hụt” tiễn những sinh linh bé nhỏ một đoạn cuối cuộc đời. Vậy nhưng Hùng chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc, mặc dù cậu đang làm việc Thiện mà lại chẳng được đường đường chính chính để làm. Cũng may Hùng đã tìm được nhiều bạn trẻ có cùng tấm chân tình và lòng quả cảm để đồng hành với mình.
Chiếc tủ lạnh Hùng được một đơn vị tài trợ để bảo quản các thai nhi xấu số trước khi chôn cất
“Nhiều người bảo tôi bị điên, có người nói tôi bị khùng. Thậm chí không ít người hỏi thẳng tôi: Nhận được bao nhiêu tiền từ công việc này? Với ai, tôi cũng chỉ im lặng, không thanh minh. Chẳng có ai lại trả lương cho người đi bới rác cả, nhưng có một điều gì đó thôi thúc tôi phải làm như thế. Trong sâu thẳm lòng mình, tôi không thể kìm lòng khi chứng kiến cảnh tượng các thai nhi – sinh linh bé bỏng còn chưa thành hình – đã bị chối bỏ tàn nhẫn” – đó là lý do giúp Hùng trải qua biết bao khó khăn và ám ảnh trong suốt 3 năm qua.
Không biết có nên gọi là may mắn hay không khi Hùng không phải là người duy nhất làm công việc đòi hỏi quá nhiều sự hy sinh đến vậy. Giống như Hùng, những tấm lòng nhân ái như bà Nguyễn Thị Nhiệm ở Sóc Sơn, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Ngọc Thơm ở Đồng Nai, ông Tống Phước Phúc ở Nha Trang, chị Đỗ Thị Cúc ở Hà Nam… họ đều là người dân lao động không dư giả về vật chất, nhưng lại giàu có về tình người. Bao năm qua họ vẫn miệt mài đi làm công việc không ai bắt, không ai nhờ, thậm chí còn bị xua đuổi, xa lánh, chỉ vì cái nghĩa, cái tình, và lòng Nhân vô bờ bến.
Tuy nhiên đâu đó vẫn còn có những cái nhìn dò xét quét lên những việc tốt hiếm thấy mà họ làm. Khi con người nghi ngờ, phớt lờ và miệt thị cả những điều tốt, thì đó chẳng phải cũng kinh khủng không kém việc làm xấu hay sao?
Nếu như ai cũng nghĩ “làm việc tốt thì có thấm vào đâu, chẳng thà thôi đi có hơn không”, thì nhân loại chắc chẳng thể tồn tại cho tới ngày nay. Ai cũng chỉ bo bo nghĩ tới lợi ích của mình, không cần cất công, tổn tâm đi lo việc phúc lợi cho cộng đồng, cho người khác thì xã hội có khác gì vườn thú?
Lòng “Nhân” ai cũng có, đừng để những người nhặt xác thai nhi phải ‘có việc để làm’
Hùng nói, ngày hạnh phúc nhất của cậu là khi không thu được xác thai nhi nào. Giá như, những cô gái, những chàng trai trẻ lầm lỡ kia có thể nghe thấy lời này của Hùng, họ sẽ thấy hạnh phúc của mình thật nhỏ bé, tầm thường so với niềm hạnh phúc giản dị của chàng sinh viên ấy. Họ có thể lựa chọn: sống mà vô Nhân không khác gì chết, hay sống mà buông bỏ dục vọng, lợi ích bản thân để một sinh mệnh khác được sống. Sống như chết rồi, hay sống mà mang thêm sự sống?
Không ít trường hợp, xác thai nhi bị vứt lẫn trong các túi rác thải sinh hoạt vứt lăn lóc ven đường. Hùng và các thành viên trong nhóm thiện nguyện của mình phải dùng tay bới từng lớp rác
Cuộc sống luôn có những điều đối lập đến đau lòng. Có ai đó chẳng ngại uống thuốc, chịu đau, chấp nhận để những nhát kìm lạnh lùng cắt ngọt vào hình hài nhỏ bé của đứa con trong bụng mình. Cũng lại có ai đó khấp khởi nuôi dưỡng hy vọng khi nhặt được một sinh mệnh thoi thóp vẫn còn cơ hội sống.
Hùng nói, có lúc cậu và một số người bạn gấp rút đưa các bé vào bệnh viện cấp cứu. Có bé sống được 1 ngày, có bé nhiều nhất cũng được 1 tuần… “Dù chẳng thể cho các em những điều tuyệt vời hơn, tôi vẫn vui vì cuối cùng cũng có những bé mạnh mẽ thưởng thức hương vị sống là như thế nào trước khi rời đi”.
Có những người thấy vui vì đem lại cho sinh mệnh không phải máu mủ ruột rà của mình một chút hương vị cuộc sống. Nhưng cũng có những người làm cha làm mẹ lại không tiếc mạng của con mình chỉ vì cuộc sống thuận tiện của bản thân.
Nghĩa trang đặc biệt, nơi chôn cất các thai nhi xấu số ở Nam Định
Thật ra, những ông bố bà mẹ hụt đó cũng rất đáng thương và phải chịu nhiều đau khổ. Trong thế giới nhỏ bé bởi sự u minh của mình, họ nghĩ rằng mình không còn sự lựa chọn nào khác. Nhưng nếu nghĩ thật kỹ và đặt bản thân xuống, thế giới rộng mở, bạn sẽ thấy cuộc đời không do mình lựa chọn, nhưng mình lại có thể quyết định sẽ sống cuộc đời ấy thế nào.
Khổng Tử xưa từng nói Nhân là thiên mệnh, con người ai cũng có sẵn tiềm năng tự nhiên để trở nên thiện lương: “Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ”, nghĩa là điều Nhân vốn có xa gì ta, ta muốn thì nó đến – (Luận Ngữ, Khổng Tử, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học).
Phục Nguyên Tử cũng có câu rằng: “Mặt trăng soi xuống muôn mặt sông, sông nào cũng có bóng sáng mặt trăng. Trời sinh ra mọi người, người nào cũng có tính của Trời. Bóng thì chẳng đâu là không sáng, tính thì chẳng ai là không lành…” – (Cổ học tinh hoa, NXB Hội nhà văn).
Vậy nên, hãy tin tưởng rằng lòng Nhân luôn có ở trong ta, nhưng phải quyết tâm thể hiện nó ra bằng hành động. Đứng trước lựa chọn sinh tử cho người khác, hãy cho sinh mệnh bé nhỏ một cơ hội được làm người, cũng là cho bản thân cơ hội được thành Nhân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xem thêm