Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nạo phá thai tạo nghiệp gì?

Những bà mẹ nạo phá thai tạo nghiệp rất nặng. Nghiệp ác này sẽ theo người mẹ đó đến hết cuộc đời hoặc tới kiếp sau.

Nạo phá thai tạo nghiệp gì?

Có rất nhiều bà mẹ trẻ vì lý do nào đó mà phải phá bỏ đi đứa con đang được hình thành trong bụng mình. Đó là việc vô dùng day dứt khiến không ít người bị ám ảnh, ân hận cả đời.

(Bạn có thể xem loạt bài về NẠO PHÁ THAI mà chúng tôi cập nhật)

Theo cơ sở khoa học, nạo phá thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người phụ nữ. Còn theo giáo lý nhà Phật, nạo phá thai tương đương tội sát nhân và sẽ phải gánh nghiệp báo nặng nề.

Chủ tâm nạo phá thai theo giáo lý nhà Phật không khác gì giết chết một mạng người vô tội. Tệ hơn nữa sinh linh này bị giết chết khi đang chuẩn bị chào đời. Theo giáo lý nhà Phật, một sinh linh bị giết chết do kết quả của hành động nạo phá thai có chủ ý sẽ vất vưởng trong đói khát, lạnh lẽo và cực kỳ thương tâm ở một không gian khác vì chưa được luân hồi ngay mà phải chờ rất, rất lâu sau. Vì người chủ tâm nạo phá thai đã gây ra nỗi thống khổ này của sinh linh vô tội, người đó chắc chắn bị báo ứng.

nao pha thai  tao nghiep gi

Đại đức Thích Đồng Giải, Trụ trì chùa Linh Sơn và chùa Vạn Phật (thành phố Plei Ku, Gia Lai) từng chia sẻ rằng, không ít người phụ nữ cũng nói chuyện với ông, vì một lẽ gì đó mà họ phải từ bỏ cái thai trong bụng mình. Tối ngủ, họ thường xuyên nằm mơ thấy một đứa trẻ lạ mặt chạy xung quanh.

Con người không chỉ có một kiếp, người này gặp người kia để trả nợ, báo ân, báo oán và đòi nợ. Tùy theo duyên, nghiệp mà họ đi theo nhau đến cả ngàn kiếp. Việc không ít gia đình làm ăn lụi bại sau khi phá thai là điều phù hợp với luật nhân quả bởi khi sát sinh, nghiệp ác đó có thể báo ứng ngay ở hiện tại (kiếp này) hoặc tương lai (kiếp sau).

Nhiều người gây nghiệp ác, phá thai còn phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Chính vì thế, khi mắc sai lầm hãy thành tâm sám hối bằng tất cả tấm lòng, không nên tìm cách bào chữa, bởi không có lý do nào được xem là hợp lý để tước đi quyền sống của một con con người.

Bài liên quan

Qủa báo khi nạo phá thai

Linh hồn hài nhi hay quấy phá người mẹ

Những linh hồn này rất thống khổ, chúng chưa đi hết đường đời của mình trên dương thế, nhưng đã phải lìa đời quá sớm. Xuống tới âm gian cũng chẳng có chỗ cho chúng nương thân. Chúng phải chịu đói, chịu khát, chịu lạnh, và chịu đựng sự cô đơn dày vò khôn thấu. Chúng phải đợi tới khi dương thọ vốn ghi trong sổ âm tào kết thúc, chúng mới được giải thoát và được đi đầu thai kiếp khác. Chính vì vậy mà những đứa trẻ này đầy lòng oán hận với những người đã hút phá thai, đặc biệt là người mẹ ruột của mình.

Linh hồn thai nhi quấy phá không cho mẹ sinh đẻ thêm

Sau khi cha mẹ nạo hút chúng đi lại muốn sinh thêm em chúng sẽ rất tức giận, đồng thời trút cơn tức giận đó lên đầu em trai và em gái của mình. Chúng hành hạ em mình, thậm chí còn khiến các bà mẹ phải sảy thai, hoặc thai bị chết lưu. Đối với linh hồn những hài nhi thù hận mẹ mình sâu nặng, thậm chí còn nhân lúc người mẹ bị sảy thai mà lấy đi mạng của mẹ. Đó là nhân quả việc phá thai mà người mẹ phải chịu đựng.

nao pha thai tao nghiep gi 2

Nhập vào cơ thể mẹ khiến họ mắc bệnh tật khó chữa

Linh hồn hài nhi có rất nhiều phương thức báo thù mẹ chúng, không chỉ riêng cách sảy thai. Một cách thường thấy là chúng nhập vào thân thể của người mẹ không chịu xuống. Chúng bám vào đâu thì nơi đó sẽ thấy khó chịu và mắc bệnh nọ tật kia.

Khiến cho người mẹ mất lý trí

Linh hồn các hài nhi có năng lượng rất lớn, chúng có thể can nhiễu vòng từ trường bao bọc xung quanh con người, khiến người mẹ mất đi lý trí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, cho rằng tỷ lệ tự sát của những người mẹ từng đọa thai cao hơn từ 3 đến 5 lần so với những phụ nữ không đọa thai. Điều này là do người mẹ bị linh hồn anh hài bị đọa thai khống chế và mất đi lý trí.

Để giảm bớt nghiệp, người mẹ nạo phá thai cần làm gì?

Đặt cho thai nhi bị phá một cái tên

Người mẹ nạo phá thai là đã mắc lỗi với vong linh thai nhi ấy, mắc lỗi với chính con của mình. Vì thế, hãy đặt một cái tên đàng hoàng cho đứa trẻ như là để chuộc lỗi, ân hận về việc mình đã làm với con.

Người mẹ cảm niệm thai nhi là nam thì là nam, cảm niệm là nữ thì nó sẽ là nữ, dựa vào đó xin đặt Pháp danh và tên gọi cho con phù hợp.

Thật tâm xin lỗi

nao pha thai tao nghiep gi 1

Kinh Phật có dạy, được làm người khó như một con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông, phải rất lâu mới trồi lên được mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bộng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra.

Vậy, khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một kiếp thậm chí là ngàn kiếp của đứa trẻ đó.

Hãy nói lời xin lỗi con với tất cả tấm lòng, đừng viện cớ, đừng bào chữa, đừng đổ thừa hoàn cảnh, bởi vì dù có cớ gì và hoàn cảnh chi cũng không hợp lý để có thể tước quyền sống của một con người.

Cầu siêu cho thai nhi

Các “vong” thai nhi khi bị phá bỏ thường chuyển từ yêu thương sang oán hờn nên rất khó siêu thoát. Vì thế, theo các nhà tâm linh, cha mẹ nên làm những điều tốt đẹp, tạo phước rồi hướng cho con.

Tâm Như

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm