Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/10/2018, 15:32 PM

Ấn Độ: Hội thảo khám phá PG Ambedkarite và giao lưu PG Trung Quốc

Hàng năm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo Ấn Độ, và ngay sau đó họ sẽ trở thành số lượng những người hành hương lớn nhất. Trong khi Phật giáo Trung Hoa đã phát triển theo một nền văn hóa khác với Phật giáo Ấn Độ, năng lượng và sự sáng tạo của nó có nhiều đóng góp cho phong trào Phật giáo Ấn Độ mới.

Tại Trung tâm Nagaloka (Nagaoka Centre), một trung tâm đào tạo và hội nghị Phật giáo nằm ở thành phố Nagpur, bang  Maharashtras, Ấn Độ, Viện đào tạo Nagarjuna đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Sự hồi sinh Phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng đối với Phật giáo Dynamics ở Nam Á” (The Revival of Buddhism in India and its impact on Buddhist Dynamics in South Asia), sự kiện diễn ra từ ngày 18-20/10/2018. Theo lịch Ấn Độ, ngày 18 tháng 10 đánh dấu kỷ niệm ngày Quy hướng Phật đạo của vị Minh quân Thánh triết Phật tử Ashoka Đại đế (304-232 trước kỷ nguyên Tây lịch) và Tiến sĩ BR Ambedkar (1891-1956), với cựu kỷ niệm là Ashoka Vijaya Dashami. Do đó, ngày này đã dành sự chào đón khách, và thực hiện một cuộc hành hương buổi tối đến Deekshabhoomi, nơi Tiến sĩ BR Ambedkar cùng với 600.000 thành viên cộng đồng tiện dân Dalits cải  đạo, Quy y Tam bảo, thụ trì Ngũ giới trở thành Phật tử.
 
Một sự kiện vô cùng trọng đại của Tiến sĩ BR Ambedkar, đó là vào ngày 14/10/1956, ông đã tổ chức buổi lễ Quy y Tam bảo lịch sử tại Nagpur, thuộc bang Maharastra, Ấn Độ. Tại buổi lễ Quy tam Bảo, ông phát biểu rằng: “Nhờ từ bỏ tôn giáo cũ (Hindu giáo, ngày xưa là đạo Bà la môn), một tôn giáo dựa trên sự bất bình đẳng và áp bức, hôm nay tôi được tái sinh. Tôi không tin vào triết lý Thượng đế tái sinh. Thật là một sai lầm và quái gở khi cho rằng đức Phật là hóa thân của thần Visnu. Tôi không còn là tín đồ của Thượng đế hay bất cứ Nữ thần nào của Ấn Độ giáo. Tôi sẽ không làm lễ Śrāddha(*) nữa. Tôi tuyệt đối sống thực hành theo Bát Thánh đạo của đức Phật. Phật giáo là một tôn giáo đúng đắn. Trí tuệ, từ bi và Bát Chánh đạo là nguyên lý soi đường của Phật giáo.

Sau khi Quy y Tam bảo không lâu, Tiến sĩ BR Ambedkar đến thủ đô New Nelhi để chia sẻ pháp thoại về Chính pháp Phật đà đến với mọi tầng lớp nhân dân. Sự kiện ggày 14/10/1956 (ngày âm lịch theo Ấn Độ được tính tương ứng với sự khởi đầu của Đại đế Ashoka đã chính thức cải đạo trở thành vị Phật tử hộ trì Chính pháp Phật đà), phát động ngày nay được gọi là Phong trào Ambedkarite, kết hợp giáo lý đạo Phật với tầm nhìn của Ấn Độ về công bằng xã  hội, đặc biệt chống chế độ đẳng cấp của Ấn Độ (Casteism) và phục hồi các nguyên tắc của Hiếp pháp Ấn Độ, mà Tiến sĩ BR Ambedkar đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng. Tiến sĩ BR Ambedkar, Cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ, với rất nhiều hoạt động được diễn ra trên khắp Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới.

Ngày 19-20/10/2018, các học giả từ Ấn Độ và các thành viên của cộng đồng Dalits, từ các nhà trí thức và hoạt động đến cựu sinh viên Trung tâm Nagaloka (Nagaoka Centre) đã có bài phát biểu, thảo luận về công tác xã hội, và chiến lược của họ trong việc truyền bá Chính pháp Phật đà, vì lợi ích vật chất lẫn tinh thần của các cộng đồng Dalits của các cộng đồng Dalits đa dậng khắp Ấn Độ.
 
Sự kiện hội thảo gồm các quốc gia, trong đó có các vị đại biểu Phật giáo các nơi như Thượng tọa Athuraliye Rathana Thero, Thành viên Quốc hội và Chính sách Quốc gia Sri Lanka, Tiến sĩ Harsha Kumara Navaratne, Chủ tịch Quỹ Sevalanka tại Sri Lanka, Chủ tịch 
Mạng lưới Phật giáo dấn thân quốc tế (International Network of Engaged Buddhists, INEB). Các vị đại biểu Phật giáo Trung Quốc bao gồm Pháp sư Thích Sùng Hoa (釋崇華法師), chùa Sùng Thánh (崇聖寺), quận Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Pháp sư Thích Nhậm Đạt (釋任達法師) và Pháp sư Thích Miêu Hải (釋苗海法師), chùa Chánh Giác (正覺寺), Truy Bác, một địa cấp thị ở trung tâm tỉnh Sơn Đông Trung Quốc.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Sự hồi sinh Phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng đối với Phật giáo Dynamics ở Nam Á”, không chỉ làm ấm lại Phong trào Phật giáo Ambedkarites (The Ambedkarites are those Buddhists-usually from the Dalit - untouchable caste of India), mà còn là vai trò của Phật giáo trong sự phát triển tích cực của hai quốc gia láng giềng chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka. Các học giả Dalits và các cựu sinh viên Trung tâm Nagaloka (Nagaoka Centre) chia sẻ Phong trào Phật giáo Ambedkarites đang truyền bá một thông điệp về cải cách xã hội hòa bình trên khắp Ấn Độ, xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở cho những người bị áp bức bất công, và thúc đẩy Chính sách Tự do Bình đẳng theo tinh thần từ bi trí tuệ Phật giáo.

Giáo sư Mahesh Deokar, người đứng đầu Khoa Phật học hệ Pali (Pali and Buddhist Study Centers) tại Đại học Savitribai Phule (Savitribai Phule Pune University) ở Pune, miền Tây Ân Độ đã phát biểu về tầm quan trọng của việc Tiến sĩ Ambedkar cải đạo, Quy y Tam bảo, trở thành vị cư sĩ Phật tử hộ quốc an dân. 

Cư sĩ Mangesh Dahiwale, Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứu Tiện dân Dalits (The Centre for Dalit Studies) ở Hyderabad, đã thảo luận về các khía cạnh Phong trào Phật giáo Ambedkarits, về Dân  chủ và Công lý xã hội trong bối cảnh Ấn Độ và châu Á.

Tiến sĩ Maitriveer Nagarjuna (Dhammachari), Trung tâm Nagaloka (Nagaoka Centre), đã thuyết trình về “Động lực của Phong trào Phật giáo Ambedkarites”. Giáo sư, một học giả công tác xã hội Dalit và Tribal, Công tác Xã hội từ Viện Khoa học Xã hội Tata (TISS), Mumbai và M.Phil từ NIMHANS, Banglore, đã thuyết trình về “Sự lan truyền ảnh hưởng của Ambedkarism(**) trong số các tầng lớp tiện dân Dalits”.

Đại biểu Phật giáo Sri Lanka và Phật giáo Trung Quốc chia sẻ chiến lược của họ cho công việc Dharmadhātu (Pháp giới- lĩnh vực của hiện tượng-lĩnh vực của sự thật) và các giao điểm lý thuyết và thực hành giữa Phong trào Phật giáo Ambedkarites - Phật giáo Trung Quốc – Phật giáo Sri Lanka, có thể dẫn đến đối thoại quốc tế hơn nữa.
 Tượng đài Tiến sĩ Ambedkar trong khuôn viên Trung tâm Nagaloka. Ảnh: Devamitra
Tỳ kheo Sangharakshita, một giáo viên và nhà văn Phật giáo, gốc người Anh và là người sáng lập Cộng đồng Phật giáo Triratna (The Triratna Buddhist Community). Năm 1992, trong một chuyến viếng thăm Ấn Độ, Tỳ kheo Sangharakshita đã đề xuất một trung tâm giảng dạy lớn ngay bên ngoài Nagpur, đây sẽ là trung tâm của toàn bộ Ấn Độ. Kể từ đó, Ngài đã thực hiện sứ mệnh của mình. Tòa nhà đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất đã mua, tòa Buddha Surya Vihar Hall được hoàn thành năm 1997. Lớp học, thư viện và các cơ sở ký túc xá được hoàn thành vào năm 2002, và cùng năm đó Trung tâm Nagaloka (Nagaoka Centre), Chương trình Phật giáo đào tạo hành động xã hội cũng đã được khánh thành. Chương trình độc đáo này là một khóa học dân cư toàn thời gian cho 80-100 người. Học sinh, sinh viên tham gia các lớp học hàng ngày, tham gia vào các hoạt động văn hóa, thăm các dự án xã hội ở Nagpur và học giáo lý, tu tập thiền định Phật giáo.

Theo trang web của Trung tâm Nagaloka: “Sinh viên đến từ nhiều tiểu bang, và cộng đồng đẳng cấp khác nhau trên khắp lãnh thổ Ấn Độ, để phát triển kỹ năng, sự tin tưởng và tình đạo vị, quyến thuộc Phật pháp. Lớn lên trong một số tình huống bị tước đoạt nhân quyền, và bị áp bức nhiều nhất trên thế giới, những thế hệ trẻ thanh thiếu niên này thường cảm thấy rằng, Tam Quy y (Phật-Pháp-Tăng) Ngũ giới (5 nguyên tắc Đạo đức) đạo Phật và các giá trị của triết lý từ bi trí tuệ Phật giáo đã hoàn toàn chuyển hóa chúng, và mang lại cho họ một tầm nhìn mới về cuộc sống”.

Từ những năm 2002 đến năm 2018, Trung tâm Nagaloka (Nagaoka Centre) đã phát triển một “Mạng lưới Phật pháp toàn Ấn Độ” (All-India Dhamma Network) với hình thức 1.303 sinh viên trên 25 tiểu bang của Ấn Độ, trong đó có một sinh viên Sri Lanka. Những cựu sinh viên “Hoạt động trong cộng đồng, giảng dạy Phật pháp và thiết lập các Dự án Xã hội” (Are active in their communities, teaching the Dhamma and establishing social projects).

Thế kỷ 21 đang trở nên nổi tiếng là thế kỷ của châu Á, thời điểm mà trung tâm ảnh hưởng trên thế giới chuyển sang châu Á. Phật  giáo là trung tâm của nhiều nền văn hóa châu Á, và có khả năng ảnh hưởng đến cách nó phát triển. Mặc dù hình ảnh Phật giáo đã trở nên sa mạc hóa ở Ấn Độ, vùng đất khai sinh Đạo Phật, cách đây hơn 700 năm, Phật giáo đang hồi sinh một cách chú ý, theo cách có thể đóng góp cho hòa bình và hòa hợp ở châu Á. Để làm như vậy, những phát triển này ở Ấn Độ cần phải liên kết với những phát triển tích cực trong Phật giáo ở các vùng khác của châu Á. Hội thảo này là một nỗ lực để hỗ trợ quá trình Hồi sinh Phật giáo, bắt đầu từ Nam Á.

Tia sáng từ bi trí tuệ Phật giáo đã bừng lên nơi đất Phật Ấn Độ một cách đáng kể vào tháng 10 năm 1956, với sự chuyển hóa của Tiến sĩ Ambedkar và 500.000 tín đồ, chủ yếu là từ cái gọi là cộng đồng không thể chạm tới. Mặc dù bị cấu trúc bạo lực cực đoan, Tiến sĩ Ambedkar chưa bao giờ bị cuốn vào con đường bạo lực mà là sự biến đổi hòa bình của xã hội. Kết luận điều này, Tiến sĩ Ambedkar chỉ có thể thực hiện được qua việc giảng dạy của Đức Phật. Hiện nay có khoảng 50 triệu Phật tử Ấn Độ, phần lớn được lấy cảm hứng từ Tiến sĩ Ambedkar, người giúp cho Phật giáo hồi sinh ở Ấn Độ vào giữa thế kỷ 20. Phong trào Phật giáo mới còn trẻ nhưng sự tăng trưởng, sức sống và tiềm năng của nó là đáng kinh ngạc; nó không phải là vô lý khi dự tính có 300 triệu Phật tử trở lên ở Ấn Độ trong vòng 50-100 năm tới.

Phong trào chuyển đổi mới đã thay đổi cảnh quan tôn giáo và xã hội của Ấn Độ nhiều hơn bất cứ điều gì khác kể từ khi Đức Phật và Đại đế Ashoka, và nó sẽ tiếp tục làm như vậy. Đó là một phong trào hòa bình, chủ nghĩa bình đẳng, vốn đã có ảnh hưởng đáng kể đến xã hội và chính trị Ấn Độ. Cuối cùng nó sẽ có tác động đáng kể đến các xã hội châu Á khác vào thời điểm Châu Á đang dẫn đầu thế giới. Mục tiêu đầu tiên của Hội thảo này là để làm cho nhân vật được biết đến và tiềm năng của phong trào này.

Mục tiêu thứ hai là hiểu điều gì đó về tình hiện tại, và những sáng kiến tích cực cho sự phát triển xã hội hòa bình trong Phật giáo, trong các xã hội có tương tác lớn nhất với Ấn Độ. Ở Sri Lanka, nhiều phát triển đã diễn ra từ khi Thánh tăng Anagārika Dharmapāla (1864-1933), vị cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo Sinhalese hiện đại, người đã tạo tiền đề cần thiết vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, để chống lại sự cai trị của đế quốc thực dân Anh. Ngài là một nhà tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ sau nhiều thế kỷ suy tàn, và là nhà truyền giáo của Phật giáo trong thời hiện đại thực hiện thuyết pháp tại 3 châu lục: Á, Bắc Mỹ, và châu Âu. Cùng với Henry Steel Olcott (1832-1907), người phác họa lá cờ Phật giáo Thế giới, vị phật tử hộ pháp nổi tiếng trong sự cải tổ Phật giáo, góp phần phục hưng trong nghiên cứu Phật học, người tiên phong và có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc vận động, tổ chức và thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo tại Sri Lanka, khởi đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo quốc tế vào cuối thế kỷ 19 và nữ Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), những người sáng lập Hội Thông thiên học, Ngài là một nhà cải cách và là nhà chấn hưng Phật giáo chính, là một nhân vật quan trọng việc truyền bá Chính pháp Phật đà đến phương Tây. Ngài cũng được xem lấy cảm hứng từ phong trào quần chúng của Ấn Độ ở Nam Ấn Dalits, bao gồm cả Tamil, để nắm lấy Phật giáo, nửa thế kỷ trước khi Tiến sĩ Ambedkar.

Truyền thống Phật giáo Trung Hoa vinh quang đang trải qua một giai đoạn phát triển sáng tạo đáng chú ý, khi họ tham gia với thế giới hiện đại, lấy cảm hứng từ những nhà cải cách vĩ đại như Thái Hư Đại sư (1889 - 1947). Phật giáo ngày càng được đánh giá cao là một ảnh hưởng xã hội và văn hóa tích cực, cũng như ảnh hưởng hài hoag cho toàn bộ châu Á. Hàng năm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo Ấn Độ, và ngay sau đó họ sẽ trở thành số lượng những người hành hương lớn nhất. Trong khi Phật giáo Trung Hoa đã phát triển theo một nền văn hóa khác với Phật giáo Ấn Độ, năng lượng và sự sáng tạo của nó có nhiều đóng góp cho phong trào Phật giáo Ấn Độ mới.

Vân Tuyền (Nguồn: Nagaoka Centre)

Chú thích: 
(*) Tức lễ cúng cơm sữa và nước liên tục mười ba ngày kể từ khi một người thân qua đời.
(**)Ambedkarism là một cuộc đấu tranh có tổ chức cho công lý, chống lại tất cả các phân biệt đối xử xã hội đang đối mặt bởi các cộng đồng bị loại trừ khỏi lịch sử. Cuộc cánh mạng này xuất phát từ ngọn lửa ở những túp lều của những người bị đàn ấp bất công xã hội, đang trải qua những cuộc tấn công về thể chất, xã hội và tâm lý.
Cuộc cách mạnh này phát sinh từ sự bất công đang được thực hiện tại các tòa án. Cuộc cách mạng đó phát triển từ quyền sống tự tôn trọng, nhân phẩm và danh dự. Cuộc cách mạng này xuất phát từ tất cả những vụ giết người, thể chế đang được thực hiện tại các trung tâm giáo dục hàng đầu. Ấn Độ giáo lây lan trên toàn thế giới là đẳng cấp như vậy. Những Giai cấp xã hội ở Ấn Độ (Caste System) cảm thấy tự hào trong việc thiết lập các hiệp hội đẳng cấp ở nước ngoài. Caste là nguyên tắc cơ bản và nền tảng của Ấn Độ giáo. Nếu ở tất cả mọi người mong muốn quét sạch đẳng cấp thì đó là ý nghĩ Brahmanic/Hinduist 'mà phải bị tấn công. 
Ambedkarism là một quá trình dẫn dắt những người vô giá trị, không nhân nhượng và không được phép từ sự lạnh nhạt đến hành động, sự phụ thuộc vào độc lập, từ bất lực đến sự quyết đoán, từ sự thiếu hiểu biết, từ sự xa lấnh đến sự tham gia, từ thao túng đến tự quyết tâm. Vâng, cuộc cách mạng đến từ sự đau đớn của quan chức mà chính phủ hiến pháp bị đổ lỗi vì là một tiện dân Dalits.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tìm thấy pho tượng Phật cao 2 mét ở gần sông Mekong

Quốc tế 23:46 17/05/2024

Ngày 16/5, cơ quan chức năng Lào thông báo đã phát hiện một pho tượng Phật cao ít nhất 2m trong khi khai quật tại một vùng cát gần sông Mekong đoạn chạy qua tỉnh Bokeo, miền bắc nước này.

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Quốc tế 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc dự lễ Phật đản, nói luôn nhớ lời Phật dạy

Quốc tế 10:08 16/05/2024

Sáng 15/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham dự lễ Phật đản tại chùa Jogyesa (Tào Khê tự) ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông nói sẽ luôn nhớ lời Đức Phật dạy và điều hành chính phủ công tâm.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân dịp Lễ Vesak - 2024

Quốc tế 14:33 15/05/2024

Mặc dù đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật còn tại thế và giảng dạy Giáo Pháp ở Ấn Độ, bản chất tinh tuý lời dạy của Ngài vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay cũng như nó đã được áp dụng trong thời đó.

Xem thêm