Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/11/2018, 08:57 AM

Ấn Độ: Tọa đàm "Khoa học lượng tử mang lại lợi ích cho nhân loại"

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Giáo sư Tiến sĩ Lý Viễn Triết (李遠哲 - Yuan Tseh Lee), nhà hóa học gốc Đài Loan, người đoạt giải Nobel hóa học năm 1986, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học (Academia Sinica-AS), Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quốc tế đã khai mạc buổi tọa đàm “Cuộc Đối thoại giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà Khoa học người Hoa về Hiệu ứng Khoa học Lượng tử & Những cải tiến khoa học sẽ mang lại lợi ích cho nhân loại” tại Tsuglagkhang, Dharamshala vào ngày 01-03/11/2018. 

                                      Ảnh: Tenzin Phende/CTA

Nhóm học giả Phật giáo Tây Tạng do đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn đầu và một nhóm các nhà khoa học lượng tử từ Đài Loan, Trung Hoa đã cùng nhau tham gia cuộc đối thoại lịch sử về “Hiệu ứng Khoa học Lượng tử” tại Tsuglagkhang, Dharamshala ngày 01-03/11/2018, do đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức.

Phát biểu trong dịp đặc biệt này cùng Giáo sư Tiến sĩ Lý Viễn Triết, đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: từ lâu ngài đã muốn tổ chức cuộc đối thoại với các nhà khoa học Đài Loan, Trung Hoa. Ngài cho biết cuộc hội kiến giữa các học giả Tây Tạng và người Đài Loan là cơ hội phù hợp và có ý nghĩa cho sự gần gũi tôn giáo và văn hóa được chia sẻ giữa hai dân tộc. 
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng nói rằng: “Trong lịch sử, Trung Hoa là một quốc gia Phật giáo và là tín đồ truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ. Đường Tam tạng Huyền Trang Pháp sư (唐三藏玄奘法師, 602-664), một cao tăng Phật giáo Trung Hoa, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phật giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Hán. Vị Tổ sư sáng lập Pháp Tướng tôn (法相宗), một dạng Duy Thức tông (唯識宗) tại Trung Hoa. Ngài đã du học đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 và mang truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda về Trung Hoa. Do đó người Trung Hoa theo truyền thống rất gần gũi với truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda và đặc biệt là truyền thống  Đường Tam tạng Huyền Trang Pháp sư.

Về mặt chính trị, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Tây Tạng và Trung Hoa đã chia sẻ mối quan hệ lịch sử thời Hoàng đế Tây Tạng Songtsen Gampo (tại vị 618-650). Gần đây, đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhắc lại cam kết kiên định của Tây Tạng rằng: “Tôi cam kết với phương pháp trung đạo của mình, Tây Tạng vẫn thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và được hưởng mức độ tự trị cao hoặc tự chủ. Tôi tin chắc rằng đây là lợi ích chung cho cả nhân dân Tây Tạng cũng như người Trung Quốc. Tây Tạng chúng tôi sẽ có thể phát triển Tây Tạng với sự hỗ trợ của Trung Quốc, trong khi đồng thời bảo tồn văn hóa độc đáo riêng của chúng tôi, bao gồm cả về mặt tâm linh và môi trường của chúng tôi. Bằng cách giải quyết một cách hợp lý vấn đề Tây Tạng, Trung Quốc sẽ có thể đóng góp cho sự thống nhất và ổn định của chính mình”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục giải thích rằng, ngài đã theo đuổi những cuộc đối thoại với cộng đồng khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học phương Tây trong hơn 30 năm, lưu ý rằng Phật giáo có nhiều điểm chung với các lĩnh vực vũ trụ, thần kinh học, vật lý và tâm lý học.

Cho đến cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu hiện tượng vật lý. Nhưng lĩnh vực nghiên cứu như vậy là không đầy đủ. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 20, có thêm nhiều nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến lời thuyết giảng của Phật giáo về tâm thức và mức độ ý thức. Kinh nghiệm bên trong như đào tạo tâm trí ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta và điều này được gọi là Tính khả biến thần kinh (Neuroplasticity). Gần đây hơn, họ đã thừa nhận rằng “Tính khả biến thần kinh” có thể được quan sát như kết quả của việc tu luyện tinh thần. Do đó, việc điều tra về mối quan hệ giữa não bộ và tâm trí bắt đầu được thực hiện.
 
“Mục đích thứ hai, liên quan đến thực tế đáng buồn, mặc dù khoa học và công nghệ đang ngày càng phát triển nhưng trái lại sự đau khổ của con người và khủng hoảng tinh thần đang ngày càng gia tăng. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, sự sợ hãi và giận dữ trong một thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta, trong khi tấm lòng từ bi và sự lạc quan trong cuộc sống khiến thể chất và tinh thần của chúng ta cảm thấy hạnh phúc”.

Ngài quan sát thấy rằng, không phải tất cả mọi người đều chấp nhận các quan điểm của tôn giáo, vì vậy các phát hiện khoa học có sức hấp dẫn toàn cầu hơn. Do đó, mục đích khác của việc tổ chức buổi đối thoại nhằm thu hút sự chú ý đến tầm quan trọng của lòng nhiệt tình, lòng từ bi và thảo luận cách giáo dục con người về những giá trị này từ một quan điểm thế tục: “Đa số Chính phủ nhiều quốc gia hiện tại trên thế giới đang bị cai trị bởi sự tức giận, chúng ta cần phải thay đổi nó và để lòng từ bi cai trị thế giới”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: Tiến bộ khoa học và nghiên cứu là cần thiết, không chỉ mở rộng các cải tiến và ảnh hưởng tích cực mà còn mang lại lợi ích và phục vụ cho nhân loại. Nghiên cứu khoa học lấy cảm hứng từ một tầm nhìn tập thể và cam kết hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn”. 

Trong một lời nhận xét đặc biệt, đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Thật vinh dự được chào đón chư vị thức giả đến với cuộc đối thoại ngày đầu tiên khai mạc tại buổi Tọa đàm “Cuộc Đối thoại giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà Khoa học người Hoa về Hiệu ứng Khoa học Lượng tử & Những cải tiến khoa học sẽ mang lại lợi ích cho nhân loại”. Chúng tôi thực sự cảm thấy vinh hạnh khi đã hoàn thành tâm nguyện, hy vọng mời các nhà khoa học nổi tiếng Đài Loan, Trung Hoa cùng trao đổi kinh nghiệm phong phú”.

Khoảng 50 nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư Đài Loan, Trung Hoa tham dự cuộc đối thoại. 

Giáo sư Trần Khải Đông (陳啟東 - Chii-Dong Chen), Tiến sĩ Khoa Vật lý ứng dụng, Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, Nghiên cứu viên Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học (Academia Sinica-AS), Nankang, Đài Bắc Đài Loan; Tiến sĩ Trần Nguyệt Nam (陳月楠 – Yueh - Nan Chen), Giáo sư xuất sắc Đại học Quốc gia hệ Vật lý học (Department of Physics National Cheng Kung University - 國立成功大學物理學系 - NCKU), Trung tâm Nghiên cứu Lý luận Khoa học Quốc gia Đài Loan (National Center for Theoretical Sciences - 國家理論科學研究中心 - NCTS) và 9 nhà khoa học khác.

Tiến sĩ Shawn Y. Lin, Giáo sư Khoa học Vật lý, Viện Bách Khoa Rensselaer (RPI), Học viện Rensselaer Polytechnic (RPI), Đại học Troy - New York, Giáo sư Hoa Kỳ; Tiến sĩ Lý Đình Quốc (Ting-Kuo Lee - 李廷國), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Vật lý, Viện Hàn lâm Quốc gia Đài Loan (中央研究院物理研究所 - Institute of Physics, Academia Sinica-Institute of Physics, Academia Sinica-AS, nhiệm kỳ 2012-2018); Giáo sư Ngô Mậu Côn (吳茂昆 - Maw-Kuen Wu), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Vật lý, Viện Hàn lâm Quốc gia Đài Loan nhiệm kỳ 2002-2004); Giáo sư Albert Chang, chuyên gia X quang, tại Đại học Duke,  Durham, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Mưu Trung Nguyên (牟中原 - Mou Chung-yuan), Giáo sư Khoa Hóa học, Hội đồng Khoa học Quốc gia Đài Loan (Deputy Minister of the National Science Council - 國家科學委員會, NSC).

Giáo Sư Tiến sĩ Hạ Minh (Ming Xia - 夏明博士), giáo sư Đại học Khoa Chính trị học (Political Science at the College-CUNY), đảo Island, thành phố New York, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Thupten Jinpa, thông dịch viên của đức Đạt Lai Lạt Ma và học giả tại Viện nghiên cứu Cải tiến Thần kinh và Khoa học thần kinh, Đại học Stanford; Hòa thượng Geshe Lhakdor, học giả về khoa học và triết học, Giám đốc Công trình và Lưu trữ của Tây Tạng, Trưởng Dự án Giáo dục Khoa học, thành viên Hội đồng Tư vấn của Viện Kinh điển Phật giáo Tây Tạng ở Montreal, Canada.

Phiên Hội thảo đầu tiên của cuộc đối thoại bắt đầu với bài thuyết trình của Tiến sĩ Lý Thế Xương, (李世昌 - Shih Chang Lee), Giáo sư Đại học Quốc gia Đài Loan, tập trung về chủ đề đối xứng không gia và khoa học Vật lý lượng tử, tiếp theo là bài thuyết trình về cơ học lượng tử, lý thuyết rối loạn của Giáo sư (陳啟東 - Chii-Dong Chen), Tiến sĩ Khoa Vật lý ứng dụng, Đại học Công nghệ Chalmers; bài thuyết trình về Sinh học lượng tử và Cuộc cách mạng hiện đại – mặt trời, ánh sáng và chip quang của Tiến sĩ Trần Nguyệt Nam (陳月楠 - Yueh-Nan Chen), Giáo sư xuất sắc Đại học Quốc gia Thành công hệ Vật lý học và Tiến sĩ Shawn Y. Lin, Giáo sư Khoa học Vật lý, Viện Bách Khoa Rensselaer (RPI).

Vân Tuyền (Nguồn: Tibet Bureau)
-
Link clip:
- Dialogue with Chinese Scientists on Quantum Effects - Day 1: https://www.youtube.com/watch?v=H_USPAyuwT8
- Dialogue with Chinese Scientists on Quantum Effects - Day 2: https://www.youtube.com/watch?v=DCeVEuIoLbw
- Dialogue with Chinese Scientists on Quantum Effects - Day 3: https://www.youtube.com/watch?v=Sxaq-OeE4Aw
- HH Dalai Lama - Dialogue with Chinese Scientists on Quantum Effects-3: https://www.youtube.com/watch?v=tFdwd53dv1Y

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm