Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/03/2020, 13:58 PM

Ăn mặn hay ăn mạng, cách gọi nào đúng?

Ở Việt Nam, danh từ “chay” được đọc chệch từ từ “trai” có nghĩa là “thanh tịnh”. “Ăn mặn” là đọc chệch từ “ăn mạng”, tức là ăn mạng sống của loài vật hữu tình.

Lợi ích của việc ăn chay và không sát sinh

Ăn mặn hay còn gọi là ăn mạng 

Ở Việt Nam, danh từ “chay” được đọc chệc từ từ “trai” có nghĩa là “ thanh tịnh”. “Ăn mặn” là đọc chệch từ “ ăn mạng”, tức là ăn mạng sống của loài vật hữu tình. Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, danh từ “chay” được đọc chệc từ từ “trai” có nghĩa là “ thanh tịnh”. “Ăn mặn” là đọc chệch từ “ ăn mạng”, tức là ăn mạng sống của loài vật hữu tình. Ảnh minh họa

Ăn chay ở đây có nghĩa là không ăn thịt, không ăn cá, không giết hại chúng sinh quanh ta để làm thực phẩm nuôi dưỡng thân ta. Mặn hiểu ở đây không có nghĩa mặn lạt.

Ở Việt Nam, danh từ “chay” được đọc chệch từ từ “trai” có nghĩa là “thanh tịnh”. “Ăn mặn” là đọc chệch từ “ăn mạng”, tức là ăn mạng sống của loài vật hữu tình. Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.

Con người và con vật cùng là loài động vật hữu tình. Nghĩa là con người và con vật đều có sự sống, có tình cảm, có cảm giác khổ, vui, biết thương, biết ghét và hận thù... Do đó, đức Phật dạy con người và con vật đều là chúng sinh nói chung, đều có tâm thức, hay nói cách khác là linh hồn. Con người chỉ có khác con vật mang thân thể ở hình thức khác và lý trí thấp hơn con người.

Nếu giết con vật coi như là giết một mạng chúng sinh. Mặc dù, luật pháp không xử tội.

Đức Phật dạy:

1. Tự mình giết

2. Dạy người giết

3. Thấy người khác giết sinh tâm vui mừng cả 3 điều này đều bị phạm tội sát sinh.

Vì sao?

1. Tự mình giết là trực tiếp giết.

2. Dạy người giết.

3. Thấy người giết sinh tâm vui mừng là gián tiếp giết: Người giết vật để bán thịt là trực tiếp giết, cố ý giết; Người ăn thịt là gián tiếp giết. Do vì có người ăn thịt, nên người ta mới sát sinh. Máu thịt là mạng sống của chúng sinh. Do đó, người ăn thịt có tội sát sinh. Việc ăn thịt trả tiền là sự giao dịch trao đổi của con người. Còn con vật thấy ai ăn thịt của nó, thì nó tức giận và trả thù.

Trên thế giới này, chiến tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là vì do sự hận thù nhiều đời nhiều kiếp của chúng sinh. Sự hận thù đó bắt nguồn từ nghiệp sát sinh mà ra. Vì lẻ đó, chiến tranh là sự giải quyết sự hận thù của nghiệp sát sinh.Chúng ta biết rằng con vật có tâm thức hay linh hồn như chúng ta, mà chúng ta giết chúng nó và ăn thịt. Luật pháp quốc gia không xử phạt ai cả, nhưng tòa án lương tâm của mỗi người và luật nhân quả sẽ đem lại sự công bằng cho chúng sinh.

Ăn chay, sát sinh và quả báo

Vì sao nên ăn chay thay vì ăn mặn?

Lòng từ bi của đạo Phật hướng đến đối tượng là tất cả chúng sinh, là muôn loài có tri giác, chứ không chỉ riêng đối với con người.

Lòng từ bi của đạo Phật hướng đến đối tượng là tất cả chúng sinh, là muôn loài có tri giác, chứ không chỉ riêng đối với con người.

Trước hết, người Phật tử có hai lý do để ăn chay. Thứ nhất là vì lòng từ bi. Nếu bạn không có lòng từ bi, hoặc ít nhất là không tán thành với lòng từ bi của người khác, ắt hẳn bạn đã không có thiện cảm với đạo Phật, đừng nói gì đến việc trở thành một Phật tử. Vì thế, điều tất nhiên là mọi người Phật tử đều đang trong tiến trình nuôi dưỡng tâm từ bi, hoặc ít nhất cũng là có sự tán trợ, đồng tình với sự tu tập từ bi của người khác.

Những cảm xúc được khơi dậy trước nỗi khổ đau là hoàn toàn tự nhiên ở hầu hết mọi con người, không chỉ riêng ở người Phật tử. Tuy nhiên, người Phật tử học theo lời Phật dạy nên luôn nuôi dưỡng lòng từ bi và sẽ biến những cảm xúc ấy thành ý nghĩ, lời nói và việc làm theo hai mục tiêu cụ thể: cứu vớt khổ đau và mang lại niềm vui cho người khác. Cứu khổ và ban vui chính là ý nghĩa của hai chữ từ bi.

Như vậy, khi tin nhận và làm theo lời Phật dạy thì người Phật tử phải là người nuôi dưỡng lòng từ bi, hoặc ít nhất cũng là hoan hỷ tán trợ với sự tu tập từ bi của người khác. Đứng trên quan điểm này mà xét thì việc giết hại bất kỳ loài vật nào để ăn thịt, hoặc tán thành những sự giết hại ấy, đều là đi ngược lại với lòng từ bi, đi ngược lại với lời Phật dạy.

Lòng từ bi của đạo Phật hướng đến đối tượng là tất cả chúng sinh, là muôn loài có tri giác, chứ không chỉ riêng đối với con người. Nền văn minh tiến bộ của nhân loại ngày nay đã đi đến chỗ tương đồng với quan điểm này khi hầu hết các quốc gia văn minh đều có chủ trương bảo vệ động vật hết sức rõ ràng, nghiêm ngặt. Cho dù nhân loại vẫn chưa thực sự chấm dứt việc ăn thịt, nhưng việc giết hại động vật ngày nay ở nhiều nơi đã bị xem như một tội ác.

Ăn chay giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Tư liệu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Tư liệu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Thắp sáng hiện hữu

Tư liệu 10:04 19/03/2024

Đây là đoạn trích từ cuộc phỏng vấn do Jo Confino thực hiện với Thầy tại thất Da Cóc, Sơn Hạ vào năm 2012. Lúc ấy Jo là phóng viên của báo The Guardian, Vương quốc Anh.

Tư tưởng Phật giáo về xây dựng hòa bình

Tư liệu 21:21 18/03/2024

Thời gian cứ dần trôi, lịch sử lần sang trang mới nhưng đạo Phật vẫn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đạo đức xã hội loài người. Giáo pháp của Ngài đã tạo một dấu ấn vàng son cho lịch sử nhân loại.

Xem thêm