Ánh sáng đạo Phật
Năm 2021 là một dấu ấn trong lịch sử, đại dịch covid đã cướp đi bao sinh mạng trong đó có chị Hai của con. Con và chị sống cách xa nhau hàng nghìn ki lô mét. Ngày chị nằm trong bệnh viện cũng là lúc phong tỏa xã hội không thể đi lại được.
Mọi người nói với con hằng ngày tụng kinh Dược Sư và phóng sinh để hồi hướng công đức của mình cho chị vượt qua kiếp nạn.
Nhưng sức mạnh của con covid quá lớn nó đã cướp đi người chị mà con yêu quý. Đến giờ con vẫn thầm cảm ơn chị vì sau tất cả những mất mát thì chị đã gieo duyên con với Phật pháp. Ngày đưa vong linh chị vào chùa ăn mày cửa Phật cũng là ngày đầu tiên con bước chân tới cửa chùa theo đúng nghĩa, bởi trước kia con đi chùa chỉ là để vãng cảnh mỗi khi đi du lịch.Ngày đầu tới chùa con như một tờ giấy trắng chưa viết chữ nào về đạo Phật. Từ cách chào hỏi, đi đứng hay những điều cần biết tối thiểu khi tới chùa con cũng không biết. Sau một vài lần tới chùa con cũng mạnh dạn hơn và mỗi khi rảnh là con lại tới chùa trước là lễ Phật sau là làm công quả cùng các cô Phật tử lớn tuổi. Con cũng đã bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật, thời gian rảnh thay bằng việc lướt dạo trên mạng xã hội thì con lại xem những bài giảng pháp của các sư và chia sẻ những bài giảng pháp trên trang cá nhân của mình, có những từ ngữ phật giáo nào không hiểu con sẽ tra trên google.
Để con bén duyên với Phật pháp không thể quên kể tới các thầy của con những người đã rắt con những bước đi đầu tiên trên con đường đạo Phật, những ngày đầu các thầy luôn ân cần, chỉ bảo con những điều dù là nhỏ nhất. Con hiểu rằng trươc khi kính Phật phải trọng Tăng, những người đã hy sinh cả cuộc đời mình để mang giáo pháp của đức Phật đến với tất cả chúng sinh. Từ một người phàm tục trải qua một thời gian học hỏi và phát nguyện con đã được các thầy cho làm lễ quy y Tam Bảo. Ngày quy y con đã được thầy giảng về ngũ giới và tam nghiệp. Kể từ ngày hôm đó con chính thức trở thành đệ tử của Phật chọn con đường tu tập tại gia. Từ ngày biết về đạo Phật cuộc sống của con đã thay đổi rất nhiều. Từ một người luôn bận rộn với công việc, trong con người luôn nổi lên những tham, sân, si. Có những giai đoạn con cảm thấy cuộc sống bế tắc không tìm được nối thoát trong tâm tưởng của mình. Còn bây giờ con đã buông được những thứ cần buông, tự tìm con đường giải thoát cho chính mình. Tất cả là nhờ vào những bài giảng pháp của thầy về 2 luật cơ bản trong phật giáo đó là luật vô thường và luật vô ngã. Tất cả mọi thứ đều thay đổi và không phải cái gì cũng theo như ý của chúng ta được. Nếu ngộ ra được những điều này ta sẽ hoan hỷ đón nhận những điều đến và xẩy ra với mình.
Có một câu nói mà con thấy rất nhiều người nói, trước kia con cũng không hiểu mà nói ra đó là’ "tu tại tâm’’. Nhưng thực tế tu là phải tới chùa để học và thực hành theo chánh pháp. Ở đó có các bạn đồng tu cùng gieo duyên Phật pháp tới mọi người chứ bản thân chúng ta có tu được không? Cũng như khi đi học thì nói tôi có cô giáo rồi không phải đến trường vậy ta có học tự học được không? Đến cửa chùa thanh tịnh chúng ta học được giáo pháp của đức Phật khi về chúng ta áp dụng thực tế vào cuộc sống hằng ngày. Không chỉ tu ở chùa mà chúng ta luôn luôn tránh niệm ở bất cứ nơi đâu hay đang làm gì đó cũng là một cách tu cho người phật tử tại gia. Ví dụ: khi chúng ta làm việc không buồn ngủ thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn, hay về nhà chúng ta dùng những lời nói nhẹ nhàng để dậy bảo con cái, chúng sẽ ngoan ngoãn hơn. Tất cả những điều đó chính là tu mà không phải đâu xa hiện hữu hằng ngày ngay trong cuộc sống của chúng ta.
Sau này thầy cũng dậy cho con về luật nhân quả, từ đó trong cuộc sống con luôn cố gắng làm những điều lành, nói những điều lành và nghĩ những điều lành. Con tin những điều con làm hôm nay con sẽ nhận lại những trái ngọt trong tương lai chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Nhờ đạo Phật mà con học được chữ hiếu, cha mẹ cũng là Phật, Phật không ở đâu xa mà ngay chính trong nhà chúng ta. Có thể trước kia con quan tâm chăm sóc cha mẹ chỉ đơn thuần là trách nhiệm nhưng giờ con thương cha mẹ bằng cả trái tim của mình. Có những ngày đang làm việc con chợt nhớ ra chưa gọi điện về cho mẹ thế là con gác lại mọi công việc gọi về hỏi thăm mẹ.
Trong tất thảy các cách bố thí thì bố thí pháp là phước báo lớn nhất, ngoài ra Phật tử tại gia cần hiểu ngoài tài thí, pháp thí, vô úy thí thì còn có 7 cách bố thí nữa đó là:
Nhan thí - bố thí nụ cười,
Ngôn thí - bố thí ái ngữ,
Tâm thí - bố thí tâm hòa ái,lòng biết ơn,
Nhãn thí- bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ,
Thân thí – bố thí bằng hành động nhân ái,
Tọa thí – bố thí nhường chỗ cho người cần,
Phòng thí – bố thí lòng bao dung.
Chỉ cần trong cuộc sống chúng ta có trái tim đẹp, lời nói hay và hành động tốt thì tất cả những điều đó chính là ta đang bố thí và tạo phước đức rất lớn.
Đức Phật không độ chúng ta trong mọi lời cầu nguyện mà đức Phật dùng giáo pháp của mình để cảm hóa và giác ngộ chúng sinh. Ta phải tự thắp đuốc lên mà đi để tìm con đường giải thoát cho chính mình chứ không phải ai khác. Để cảm thụ được toàn bộ giáo pháp của đức Phật là cả một quá trình tu tập. Nguyện một đời con siêng năng học hỏi, tinh tấn tiến tu trên con đường đạo pháp của mình. Con cũng nguyện sẽ gieo duyên Phật pháp tới tất cả mọi người. Con thầm cảm ơn mọi duyên lành hay nghiệp duyên đã đến với con để hình thành nên con, người con của Phật như ngày hôm nay.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Đoàn Thị Cúc; địa chỉ: Sóc Sơn, Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm