Ảo tưởng sâu sắc nhất là tưởng mình là "cái gì đó"
Hầu hết đời sống là dựa trên sự tưởng tượng, chứ không dựa trên cái thực. Lẽ ra đói ăn, khát uống là đúng, nhưng lại biến những nhu cầu tự nhiên ấy thành tưởng tượng hết.
Sự tưởng tượng lớn nhất là tưởng tượng "mình là cái gì đó". Rồi tưởng tượng lâu ngày nên sâu dày đến nỗi khi chết đi mình vẫn tưởng tượng mình vẫn còn là như vậy, cho nên thành “ma”. “Ma” chính là cái ảo tượng mang theo khi đã chết rồi. Đáng buồn là đa phần sau khi chết trở thành “ma” vì không sống với cái thực, mà sống với những ảo tưởng.
Hiện giờ đã là “ma” rồi, thì khi chết đi cũng sẽ là “ma” thôi.
Khi nào sống mà cảm nhận sự sống một cách chân thực, thí dụ như khi uống nước cảm nhận được cái nóng, lạnh thực của nước, thì mới là *sống thực*. Có những người chỉ cầm điếu thuốc mà không hút, hay hút chưa hết nửa điếu này đã thay điếu khác, cứ thế mà đốt cháy liên tục tức là *sống ảo* này đã thành thói quen. Và khi chết rồi thì cái hình ảnh cầm điếu thuốc ấy vẫn còn, lúc đó gọi là “ma thuốc”.
Đó là hiện tượng có thực, mình không còn là sự thật nữa, chỉ còn là ảo tưởng, cho nên Albert Camus phát hiện ra :
"Mình là một kẻ lạ mặt"
Không phải ai cũng thấy ra được sự thật ấy, cho nên rất cần thấy ra bản chất thực để đối trị và loại bỏ những ảo tưởng, những cái không phải là thực, lúc đó mới thực sự phục hồi được bản chất thực của đời sống.
Chúng ta quen sống với quan niệm, thành kiến, thói quen, tập khí. Những tập khí đó đã gieo sâu thẳm trong vô thức và bây giờ nó trở thành những lực xung động, động cơ ngầm. Mình chỉ hoạt động bởi những động cơ ngầm đó, như có ai đó đang cầm con rối điều khiển hoạt động của nó.
Trong phân tâm học gọi là đó là khuynh hướng xung động. Lực xung động chính là sợi dây đang điều khiển con rối, và mình đang hoạt động như con rối, hoạt động theo quan niệm của người khác, chứ không phải thực sự là sống như bản chất sự sống đang là.
Cho nên quan trọng là phải nhận ra bản chất thực của mình, trong thiền gọi là "bản lai diện mục." Thậm chí có khi mình sợ thấy ra "mặt thực" nơi mình, sợ phải cởi bỏ lớp mặt nạ, vì mình đã quen với mặt nạ đó, đã tạo dựng mình trong ảo tưởng tài-tình-danh vọng đó.
Không phải ai cũng muốn trở về bản chất thực đâu! Vì người ta muốn thoả mãn những cái ảo mà người ta dựng lên, không dám trở về nhìn lại cái thực.
Ngay ở trong thiền, người ta cũng biến các phương pháp thiền trở thành phương tiện để thoả mãn mong muốn nào đó của họ, thỏa mãn tham vọng của họ.
Có rất nhiều người thiền không phải để đối trị, cũng không phải để thấy ra bản chất thực nơi mình, mà để thực hiện ý đồ đạt được một cái gì đó mà họ cho là cao siêu hơn. Họ thiền không phải để thấy "mặt thực" của chính mình, và họ cũng không muốn, không sẵn sàng loại bỏ tất cả những ảo tưởng...
- Loại bỏ những ảo tưởng là thiền đối trị.
- Thấy ra bản chất thực là thiền thấy tánh...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ảo tưởng sâu sắc nhất là tưởng mình là "cái gì đó"
Kiến thức 17:20 28/11/2024Hầu hết đời sống là dựa trên sự tưởng tượng, chứ không dựa trên cái thực. Lẽ ra đói ăn, khát uống là đúng, nhưng lại biến những nhu cầu tự nhiên ấy thành tưởng tượng hết.
Thế nào là Thượng phẩm?
Kiến thức 14:50 28/11/2024Ngài Ngẫu Ích Đại Sư nói rất hay: “Chỉ cần được vãng sanh vào hạ hạ phẩm, tôi cũng thấy thoả mãn lắm rồi, Tuyệt đối không lưu tâm đến phẩm vị cao thấp”. Bạn thử nghĩ xem tâm của Ngài khiêm tốn biết là bao! Thanh tịnh biết là bao!
Trị bệnh cho mình
Kiến thức 12:25 28/11/2024Người có tu dưỡng thì bệnh thân nhưng không bệnh tâm. Người không biết tu dưỡng thì khi thân bệnh kéo theo tâm cũng bệnh và bệnh nghiệp cũng từ đó mà hình thành và tăng trưởng.
Con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya
Kiến thức 09:21 28/11/2024Chỉ có một con đường duy nhất đưa đến giác ngộ giải thoát đó là hành thiền.
Xem thêm