Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/07/2021, 08:31 AM

Áp dụng chánh nghiệp vào đời sống và tu tập

Chánh nghiệp theo định nghĩa trong Phật học Phổ thông: Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chánh, đúng lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi cho người lẫn vật.

Chánh nghiệp còn là nghề nghiệp, sự nghiệp, gia nghiệp, chức nghiệp, thương nghiệp, nghiệp vụ, nói một cách dễ hiểu là nghề nghiệp hay phương cách kiếm tiền để sống. Có khá nhiều cách kiếm tiền, trong phạm vi bài viết nầy, chúng tôi muốn đề cập đến cách kiếm tiền sao phù hợp với pháp luật, không trái với truyền thống đạo lý, và cao hơn là Nghiệp trong giáo lý nhà Phật để có cách thực hành đúng giúp chúng ta tu tập thân tâm thanh tịnh, bình đẳng, để đem lại sự an lạc, cho bản thân và cho mọi người. Mong các bậc tôn túc, các bạn đồng tu gần xa chia sẻ thêm để áp dụng vào đời sống nhằm giảm bớt hành động tà nghiệp đang là mối lo âu cả cộng đồng.

Người có tâm Chánh nghiệp phải luôn giữ lòng trong sạch, huân tập cho mình lòng từ bi, bớt gây nghiệp bất thiện.

Người có tâm Chánh nghiệp phải luôn giữ lòng trong sạch, huân tập cho mình lòng từ bi, bớt gây nghiệp bất thiện.

Hành trì và chánh nghiệp

Theo giáo lý nhà Phật, con người có ba nghiệp bám đeo mà sinh khổ. Đó là thân, khẩu, ý. Thân có 3: không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, Khẩu có 4: không nói dối; không nói hai chiều, không nói thêu dệt; không nói ác khẩu, ỷ ngữ. Ý có 3: không tham, sân, si. Cho nên người tu Chánh nghiệp là người giữ gìn tam nghiệp thanh tịnh. Trong kinh có câu:

Tam nghiệp hằng thanh tịnh

Đồng Phật vãng Tây phương

Nếu trong tâm còn một chút xíu hành động ác thì không được gọi là Chánh nghiệp. Cho nên, thân, khẩu, ý, mỗi hành động không để làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, đó mới gọi là Chánh nghiệp. Muốn tu Chánh nghiệp đạt kết quả viên mãn còn phải tu tập: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, một cách nghiêm túc. Chánh nghiệp rất rộng lớn, vô tận và cũng rất thú vị, nên cần phải trau dồi, nhận thức đúng, Chánh tri, Chánh kiến để đem áp dụng vào đời sống. Trong kinh Pháp cú, đức Phật đã nhấn mạnh điều nầy:

“Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác.

Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm,

sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến

như bánh xe ăn theo chân vật kéo”.

Chư pháp ý tiên đạo

Ý chủ ý tạo tác

Nhược dĩ nhiễm ô ý

Hoặc ngữ hoặc hành nghiệp

Thị tắc khổ tuỳ bỉ

Như luân tuỳ thú túc.

Con đường tu hành là phải loại bỏ tham, sân, si, dứt được ba cái độc nầy coi như đạt đến giác ngộ, nhưng không đơn giản chút nào. Trong đời sống hàng ngày ba nghiệp tội sâu dày chúng ta nên hiểu rõ và tránh xa, bởi lòng tham, sân, si luôn chực sẵn trong lòng chúng ta, trong mỗi hành động nghề nghiệp của mình. Ở nông thôn làm vườn, làm ruộng; thành phố thì làm công nhân, người có học thì làm thầy, làm viên chức, làm bác sĩ, kỹ sư… Người có tâm Chánh nghiệp phải luôn giữ lòng trong sạch, huân tập cho mình lòng từ bi, bớt gây nghiệp bất thiện. Trong đời sống dù bất cứ với nghề nào cũng phải giữ tâm từ bi làm đầu để tránh tà nghiệp. Ví như người buôn bán nhỏ lẻ, muốn bán giá cao thì nói thách cho người mua lầm, đó là tà ngữ; người cân, đo, đong, đếm không chánh tâm đều là hành vi gian trá. Bao đời nay, con người mãi trôi lăn trong luân hồi sanh tử cũng do phần lớn hành động gian dối nầy mà gây ra, hậu quả nầy kéo dài triền miên nhiều đời nhiều kiếp bảo sao hết khổ cho được. Đó là việc nhỏ lẻ, còn ở cấp độ cao hơn gắn liền với an ninh, hạnh phúc con người và xã hội như: buôn bán vũ khí, buôn bán chúng sanh (trong đó có nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em) buôn bán chất say ma tuý, thuốc lắc, thuốc độc…

Nói đến buôn bán chúng sanh trong đó có nạn buôn bán động vật hoang dã, đây cũng là nguyên nhân có ảnh hưởng đến bệnh dịch Covid-19, đại dịch đang hoành hành và lan rộng trên toàn thế giới (tính đến ngày 28-3-2020) cả thế giới có 200 nước đã bị nhiễm Covid-19, gây thiệt hại người và kinh tế rất lớn. Một phần bởi do thói quen sử dụng động vật hoang dã gây hại cho thiên nhiên ở nhiều khía cạnh. Trước hết là nó làm mất cân bằng các mối quan hệ tự nhiên, tiêu diệt nhiều loại sinh vật, thói quen nầy là một trong những tác nhân khiến dịch bệnh lây lan trầm trọng hơn.

Về phía tổ chức bảo tồn thiên nhiên đưa ra thông điệp, hãy để các loại động vật sống tự nhiên không được bắt về nuôi trong chuồng, trong lồng, hoặc trong nồi nấu. Mỗi ngày vì cái thân giả tạm nầy tạo nghiệp, thử hỏi có oan uổng hay không? Tại sao chúng ta lại làm cái nghiệp bất thiện nầy! Như trong ăn uống rất nhiều người thích ăn sinh vật sống (trước cái chết con vật phải kêu la thảm thiết, nước mắt tuôn trào), chỉ vì ba tấc lưỡi, thiệt ra sau khi nuốt vô cuống họng rồi thì không còn biết mùi vị nữa, đôi khi còn sinh ra nhiều thứ bệnh, ông bà mình thường nói: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nhưng vì mùi vị của cái lưỡi mà tạo ra tội nghiệp nặng nề. Vả lại, mỗi ngày tạo nghiệp, tạo mãi cho đến hết cuộc đời, sau khi chết, đến đời nào kiếp nào mới có thể trả hết. Đây là chân tướng sự thật, thế gian ít người tin, mê hoặc điên đảo, thật đáng thương biết dường nào!

Như chúng ta biết bệnh phần nhiều đều ăn uống, đặc biệt là bệnh dịch từ các loài hoang dã và qua tác nhân truyền nhiễm. Việc buôn bán vận chuyển động vật hoang dã bị cầm tù trong các “trại tập trung”. Từ đó, các loài ký sinh trùng sẽ lây lan sang nhau, biến đổi kết hợp với nhau. Về mặt sinh thái học, việc nầy hoàn toàn có thể xảy ra. Trước thực tế, Covid-19 đang xảy ra hiện nay (năm 2020) là lời cảnh báo chúng ta phải tiếp nhận nghiêm túc.

Tinh thần nhân quả của đạo Phật đã thấu tận xương tủy người dân bao đời nay.

Tinh thần nhân quả của đạo Phật đã thấu tận xương tủy người dân bao đời nay.

Phật pháp nhiệm màu: Sống đời chánh nghiệp (I)

Chánh nghiệp áp dụng vào đời sống môi sinh không những bảo tồn động vật hoang dã mà còn quan tâm xây dựng làm sạch môi trường, tái thiết cảnh quan xanh sạch đẹp, phải thấy rừng là cây xanh, là dưỡng khí mang lại đời sống con người, giảm lũ lụt, tránh hạn hán, bảo vệ rừng chính là bảo vệ mạng sống chúng sinh. Nếu ai phá rừng, bắt động vật hoang dã giết hại, buôn bán làm kế sinh nhai tức là tà nghiệp. Đời người nghiệp tội sâu dày, có nghiệp tự tạo, có nghiệp do bên ngoài đưa đến, âu cũng là nghiệp tội nhân quả, nghiệp chồng lên nghiệp (nếu nghiệp tội có hình tướng chắc cả không gian rộng lớn nầy cũng không có chỗ để dung chứa) huống hồ tạo nghiệp lớn hơn, ý đồ sâu hơn như gây chiến tranh giữa nước nầy, nước khác… tất cả đều dẫn đến đau khổ. đầy nước mắt.

Nói về nghiệp không chỉ được nghe trong nhà Phật, mà bao đời nay trong thơ văn, hội hoạ, điêu khắc mọi nơi, mọi thời đều khắc hoạ nói nhiều về nghiệp, và luôn khuyên con người nên làm lành lánh dữ, bởi đây là nhân quả, hễ gieo thì phải gặt đừng trách móc kêu than. Tinh thần nhân quả của đạo Phật đã thấu tận xương tủy người dân bao đời nay. Nghiệp từ thân, khẩu, ý mà ra. Vậy phải dùng thân, khẩu, ý mà chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp lành, chớ không phải gì khác. Đạo Phật rất gần với chúng ta, mọi sinh hoạt hàng ngày, thân, khẩu, ý không thể tách rời. Mọi sự đều do chúng ta có chịu chuyển hoá hay không mà thôi. Người có tâm chuyển thì thấy đời an vui, không những cho đời nầy mà cho cả đời sau, Cụ Nguyễn Du thấy rõ lý nhân quả nên mở lời:

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật thí dụ nghiệp chướng như giặc cướp, chúng giựt pháp tài công đức của mình. Nếu không nhận ra giặc cướp thì làm thế nào bắt chúng được! Cho nên nhất định phải nhận ra nghiệp chướng thì mới tiêu hết nghiệp chướng được, nếu không nhận thức rõ ràng tất bị nó xoay chuyển làm cho thối đoạ. Tiên đức dạy rằng: “Chớ sợ nghiệp khởi, chỉ e giác chậm”.

Trên bước đường tu tập, trước mắt chúng ta chỉ có hai con đường: Luân hồi và giải thoát. Đường giải thoát tuy có lắm nỗi gian nan, nhưng mỗi bước đều đi lần lần đến chỗ an vui sáng suốt. Đường luân hồi dù tạm hưởng phước báo nhơn thiên, nhưng kết cuộc phải chuyển đến cảnh tam đồ, ác đạo, sự khổ vô biên không biết đến kiếp nào mới ra khỏi. May thay! Có ánh sáng quang minh của đức Phật A Di Đà nhiếp thủ người niệm Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi: Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn nghìn đại nhân tướng, trong mỗi nhân tướng có tám vạn bốn nghìn tùy hình hảo, trong mỗi tùy hình hảo lại có tám vạn bốn nghìn ánh sáng, mỗi một ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật không bỏ. Vãng sanh lễ tán còn ghi: Sắc thân Di-đà như núi vàng Tướng hảo quang minh chiếu mười phương Chỉ có niệm Phật ánh sáng nhiếp Nên biết bản nguyện mạnh vô cùng.

Những người con Phật quyết chọn pháp môn niệm Phật suốt đời cầu vãng sanh Cực lạc, trước cầu Phật đạo sau hoá độ chúng sanh, để thành tựu Bồ đề tâm nguyện; phải dốc hết lòng niệm Phật chuyên càng thêm chuyên. Trong kinh Phật dạy rằng: Chí thành xưng niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật sẽ được tiêu trừ nghiệp tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử và đức Phật A Di Đà thường phóng hào quang nhiếp thọ tất cả chúng sanh niệm Phật ở mười phương không bỏ sót. Sự thành tựu lớn lao như vậy là do tất cả đều đặt vào ba món tư lương Tín, Nguyện, Hạnh. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: Lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành, lòng tin hay thành tựu quả Bồ-đề của chư Phật, Nguyện là ước nguyện về cõi Tây phương Cực lạc. Hạnh là chuyên tâm đi, đứng, nằm, ngồi luôn tương tục không dứt câu niệm Phật (tương tục ở đây không có nghĩa liên tục mà là nhớ nghĩ không quên). Chỉ cần chúng ta: “Tin nhân Di-đà cứu độ, chuyên xưng Di-đà Phật danh, Nguyện sanh Di-đà tịnh độ thì chắc chắn chúng ta vãng, không những vĩnh viễn thoát khổ luân hồi sanh tử mà còn nương vào nguyện thứ 22 của Phật Di-đà độ khắp mười phương chúng sanh, như thế là hạnh tự lợi, lợi tha đầy đủ.

Phật pháp nhiệm màu: Sống đời chánh nghiệp (II)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm