Bà La Môn-không do sinh ra, mà do hành động
Đức Phật một lần sống tại khu rừng gần Icchhānangala. Thời đó có nhiều vị bà la môn nổi tiếng và giàu có, một trong số họ, có hai vị thầy bà la môn nổi tiếng là Poskarasāti và Tārukṣa. Một cuộc thảo luận về đề tài, “làm thế nào để một người trở thành một bà la môn?” nảy sinh giữa hai bên.
Bậc Giác Ngộ giải thích cho họ chi tiết đưa ra lý do cho sự khác biệt giữa các chúng sinh. Sự sinh của muôn loài có dấu ấn riêng biệt. Tất cả các loài của chúng sinh khác nhau giữa loài này và loại kia do sự sinh. Nhiều loại cây, giống thực vật và cỏ cũng khác loại này hay loại kia. Côn trùng, ruồi và kiến cũng có dấu ấn riêng biệt. Nhiều loại rắn, động vật dưới nước, cá và chim cũng có dấu ấn riêng biệt. Con người, trái lại, không có những dấu ấn riêng biệt như vậy. Mỗi chi của cơ thể một sinh vật hoặc cá thể khác nhau với chi với các loại sinh vật khác. Nhưng xa hơn ở con người tất cả bộ phận cơ thể của con người là như nhau.
Điều khác biệt trong con người chỉ là bên ngoài. Một người kiếm sống bằng việc chăn giữ gia súc là một người nông dân. Người chở hàng hóa là một người chở hàng. Người có tay nghề sinh sống bằng nghề thủ công, mỹ nghệ hoặc nghệ thuật, được gọi là thợ gốm, thợ rèn, thợ mộc v.v dựa vào nghề nghiệp của họ. Người lấy buôn bán làm kế sinh nhai được gọi là thương buôn. Người ăn cắp đồ của người khác để sống gọi là kẻ trộm. Người sống bằng đôi tay và cơ bắp để chiến đấu được gọi là binh sỹ. Người sở hữu đất và làng mạc gọi là Vua. Không ai trong số họ là một bà la môn.
Khi đó, Ngài nói, không con người nào trở thành một bà la môn chỉ bằng phúc đức được sinh ra từ một bà mẹ riêng biệt. Ngài đã giải thích sâu hơn về phẩm tính, do đức hạnh của một người mà người đó trở thành một bà la môn.
Anh ta, không tích trữ, người được giải thoát khỏi vướng mắc và tham lam, không sợ hãi đã phá vỡ mọi xiềng xích trói anh ta vào bánh xe sinh tử, đã thoát khỏi biết bao giận dữ và tham ái từ tâm, người đã phá vỡ mình để thoát khỏi tất cả cái nhìn sai lầm (62 loại quan điểm sai lầm thịnh hành thời đó), người đã chứng ngộ, anh ta gọi mình là một bà la môn.
Ta gọi anh ta là một bà la môn, người chịu đựng sự lăng mạ và nỗi đau mà không phản ứng, không tức giận v.v không làm ô nhiễm tâm mình, người có sức mạnh tha thứ, người tự do khỏi giận dữ, người có đức hạnh, đạo đức, hiểu biết và tiết chế, và với họ đây là lần sinh cuối cùng. Ta gọi anh ta là một bà la môn nếu anh ta không vướng mắc vào các khoái cảm giống như một giọt nước rơi xuống chiếc lá sen, không có đố kỵ, kiêu hãnh, tham ái, và oán ghét bị mắc kẹt vào họ, giống như hạt mù tạt trên đầu cây kim, người đó dừng lại đau khổ trong cuộc đời này và vứt bỏ toàn bộ gánh nặng, người đó đầy trí tuệ sâu sắc, có hiểu biết, người đó biết con đường nào nên đi và con đường không nên bước vào, chân thành, người đó không vướng mắc vào đời sống tại gia hoặc rời bỏ gia đình vì đời sống lang bạt, không giết bất kỳ chúng sinh nào, không xúi giục người khác giết hại, người luôn an lạc giữa những kẻ thù, không đâm kẻ cầm gậy, một người không tích lũy giữa những kẻ tích lũy, người luôn đáng kính, và những lời của họ ngọt ngào và chân thật, lời nói không gây hại đến ai; người có phẩm chất đó ta gọi là một bà la môn.
Do vậy, Bậc Giác Ngộ miêu tả thêm những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của một bà la môn. Người đó không lấy điều gì mà thế giới này mà không cho họ, người đó thoát khỏi tham ái trong đời sống này hoặc vượt ra ngoài đời sống này, người đó nhận ra sự thật tối thượng, người đó thấy con đường giải thoát, người đó thoát khỏi lo lắng, người đó không ô nhiễm mà thanh tịnh, người đó không vướng vào tội lỗi hay đức hạnh, tham ái được sinh ra bị tận diệt, người đó từ bỏ vô minh gây ra vòng sinh tử, người đó trở thành người khất sĩ từ bỏ mọi niềm vui, người đó không bị gông xiềng bởi những ràng buộc trần thế hay thiên đường, và người đó cũng bỏ thích ghét để trở nên bình tĩnh và thanh lặng và thoát khỏi những bất tịnh, như một người chiến thắng toàn vẹn ta gọi đó là một bà la môn. Một người biết sự diệt đi và sinh ra của mọi chúng sinh rất rõ, người đó ít ham muốn, giải thoát khỏi tái sinh, người đó được phú cho trí tuệ, ta gọi là bà la môn. Không có Deva, hay Gandharva hay con người biết tiến trình của anh ta, người giải thoát khỏi vết bẩn, là một a la hán, người không có gì trước đó, sau đó hoặc giữa, người đó không sở hữu, người đó biết về lần sinh trước, thấy được thiên đàng và địa ngục, người đó sẽ không tái sinh lần nữa, tất cả đã được hoàn tất, và người đó là một thánh nhân đã chứng ngộ, ta gọi đó là bà la môn.
Một người là bà la môn hoặc không là bà la môn không do sinh. Một người là một bà la môn hoặc không phải bà la môn do hành động. Nghề nghiệp của họ làm họ trở thành một người nông dân, và người khác trở thành thợ thủ công. Nghề nghiệp làm họ trở thành một người thương buôn và người khác làm người chở hàng. Hành động làm một người thành trộm cướp và người khác làm binh sỹ. Hành động làm một người là ăn xin và chính hành động thôi làm người khác trở thành vua. Theo cách đó, người thông thái biết kết quả của nghiệp, biết đời sống này rất rõ. Thế giới vận hành do luật của nghiệp (hành động), con người cũng vận hành trong vòng sinh tử do nghiệp. Tất cả chúng sinh bị buộc với hành động của họ giống như bánh xe kéo của chiếc xe ngựa buộc với trục bánh xe. Hành thiền, sống một cuộc đời cao quý, đoạn trừ thú vui nhục dục và kiểm soát tâm-làm người đó trở thành một bà la môn. Người có những phẩm chất đó là bậc bà la môn thiện toàn.
Dù họ là người trẻ tuổi, thậm chí lớn tuổi của Cộng đồng Bà La Môn thường xuyên thảo luận về đề tài này.
Đây là một sự kiện xảy ra trong đời của Đức Phật. Một lần khi Đức Phật sống ở tu viện Kỳ Đà của Anāthapindika, 500 Bà La Môn từ nhiều nơi khác nhau tụ tập lại ở Srāvastī; chủ đề tranh luận của họ là Đạo sư Gotama không giữ khoảng cách giữa đẳng cấp cao và đẳng cấp thấp. Ngài dạy Dhamma cho người ở đẳng cấp thấp nhất và làm họ trở nên đáng kính và cao quý. Chúng ta không thể tranh cãi với ông ta về điều này.”
Trong số Bà La Môn trên có Ᾱśvalāyana. Dù trẻ tuổi, anh ta là một bậc thầy về kinh điển Vệ Đà. Người ta tin rằng anh ta chính là Ᾱśvalāyana, người trước đó đã trở thành một học giả vào thời Upaniṣadic. Do đó nhóm Bà la môn này cảm thấy Ᾱśvalāyana có khả năng tranh luận với Đức Phật về chủ đề đó và giúp đỡ anh ta chuẩn bị. Dù anh ta cứ lặp lại rằng Đức Phật nói về Dhamma, và khó để tranh biện với ngài, nhưng vì áp lực của các bà la môn, Ᾱśvalāyana đã sẵn sàng tranh biện với Đức Phật.
Khi anh ta gặp Đức Phật, anh ta nói Bà La Môn tuyên bố họ là đẳng cấp cao nhất, những người còn lại thấp kém hơn. Họ trắng trẻo, những người khác thì đen nhẻm, chỉ có Bà La Môn là thanh khiết, những người khác thì không. Bà La Môn do Brahmā sinh ra, kẻ được sinh ra từ miệng của ngài và họ là chân truyền của ngài.
Đến đây Đức Phật trả lời, “Này Ᾱśvalāyana, phụ nữ bà la môn cũng có chu kỳ kinh nguyệt, họ mang thai, sinh nở ra em bé và cho chúng bú; vậy làm thế nào chúng ta chấp nhận họ được sinh ra từ miệng của Brahmā?”.
Aśvalāyana im bặt. Anh ta không thể chối cãi.
Bậc Giác Ngộ nói thêm, “Nếu bất kì Brahmā nào phân loại con người thành cao hay thấp, thì tại sao chỉ có hai loại người trong các quốc gia láng giềng và các bang khác ở biên giới- loại cao quý và nô lệ? Do vậy, nếu một người là cao quý, anh ta có thể trở thành nô lệ và một nô lệ có thể trở thành cao quý.” Aśvalāyana chấp nhận rằng những bang và quốc gia khác, có những việc như thế.
Đức Phật bèn hỏi anh ta phẩm chất đặc biệt nào của những bà la môn của họ mà họ tự nghĩ mình là hậu duệ của Brahmā.
Aśvalāyana không có câu trả lời.
Đức Phật nói thêm nếu một Sát Đế Lỵ là tàn bạo, nếu anh ta là kẻ cắp, vô đạo đức, nếu anh ta nói lời tục tĩu thì anh ta sẽ sinh ra trong địa ngục sau khi chết. Cùng một cách, một Vaisya (thương buôn) và Thủ Đà La (người lao động thấp kém) sẽ cùng một số phận, họ sẽ đến địa ngục như anh ta. Vậy một Bà La Môn không sinh ra trong địa ngục nếu anh ta có phẩm tính gì?
Aśvalāyana không thể trả lời.
“Tương tự, nếu một người có hành động thiện, anh ta sẽ đến thiên đàng sau khi chết, dù cho anh ta có thuộc đẳng cấp gì.”
Aśvalāyana vẫn im bặt.
Bậc Giác Ngộ nói, “Dù anh ta là một bà la môn hay không phải bà la môn, anh ta có thể loại trừ sự dơ bẩn bằng dùng xà phòng trên cơ thể và tắm dưới dòng sông. Thì tại sao một bà la môn lại đặc biệt? Tương tự, một người thuộc bất kỳ đẳng cấp nào, đến với ta, trừ bỏ những bất tịnh trong tâm và trở thành một người thuận theo Dhamma. Không cần thiết để trở thành một bà la môn. Mọi người có quyền để trở nên đạo đức và hướng thượng. Và mọi người trở nên đạo đức và hướng thượng sẽ có chung một kết quả. Ta gọi đó là thiền nhân một bà la môn thật sự. Bất kì thiền nhân, thuộc bất kỳ đẳng cấp, có thể gọi là một bà la môn chân chánh nếu anh ta hành thiền, sống một cuộc đời cao quý, kiểm soát các giác quan và tâm. Một hành giả như vậy, tôi gọi là bà la môn siêu việt. Người đó thuộc về một đẳng cấp bị cho là thấp cũng có thể đạt được sự thanh tịnh bằng hành động toàn thiện và tốt lành của mình.
Aśvalāyana một lần nữa không tìm ra lời nào để đáp trả.
Đức Phật hỏi thêm, “Nếu một Bà la môn trẻ tuổi cưới một phụ nữ không phải là bà la môn, hoặc một người đàn ông trẻ không phải bà la môn cưới một người phụ nữ trẻ là Bà La môn, thì bạn sẽ gọi đứa trẻ của họ là gì ? Cao quý hơn hay thấp kém hơn? Bà La Môn hay thủ đà la.
Aśvalāyana vẫn giữ im lặng.
Đức Phật nói thêm khi một con ngựa phối với một con lừa thì kết quả không gọi là ngựa hay lừa. Mà, gọi là con la. Nhưng bạn sẽ gọi đứa trẻ sinh ra có cha là một bà la môn và mẹ không phải là một bà la môn là gì? Sẽ gọi nó là đẳng cấp cao bà la môn hay đẳng cấp thấp thủ đà la? Làm thế nào bạn phân biệt được ?
Đàn ông là đàn ông. Không có gì khác biệt. Mọi người, dù người đó thuộc đẳng cấp bà la môn hay đẳng cấp nào đi chăng nữa, có quyền để sống đạo đức và hướng thượng. Tất cả người có đạo đức và hướng thượng có chung một kết quả.
Thật không may, hàng ngàn năm trước thời Đức Phật, đất nước đã điên cuồng với những đẳng cấp cao và thấp, đẳng cấp không chạm tới được. Có nhiều thực hành xấu xa khác. Nhìn thấy một Cāndāla là không may mắn và điềm xấu. Nếu lỡ chạm vào chân anh ta, người đó cần tắm, thậm chí nếu bóng của anh ta đổ lên người họ. Vì vậy, một Cāndāla, phải đi với một cái vòng treo có chuông hoặc chuông reo từ khoảng cách xa để báo hiệu cho đám đông biết anh ta đang đến. Nhiều người sẽ rửa mắt bằng nước thơm, nếu họ nhìn phải Cāndāla. Thường, họ sẽ đánh Cāndāla., nếu bóng anh ta đổ lên họ. Cāndāla sẽ cúi gầm mắt xuống nếu họ vào làng.
Có vẻ thậm chí sau thời Đức Phật, Cāndāla/Chiên Đà La sẽ mang xác chết và bảo vệ khu thiêu xác. Họ sống ở khu làng riêng và có khu thiêu xác riêng dành cho họ.
Thấp hơn Cāndāla, có đẳng cấp khác, người được xem là rất thấp. Họ là Nesada người làm giông/rổ tre, Camār, người làm đồ vật từ da của thú chết và Pukkusa người quét dọn và rửa chất thải của con người.
Thành viên của tộc Cāndāla được xem không có đẳng cấp. Đức Phật miêu tả họ là người thật sự không có đẳng cấp. ‘Người luôn nóng tính, đố kỵ và thù địch, người gây ra tội lỗi, cái nhìn sai lệch, gian trá, tàn ác, rách rưới, một kẻ cắp, dâm loàn; người không chăm sóc cho cha mẹ già, gây rắc rối cho người khác, lừa dối bà la môn, tỳ kheo hoặc những kẻ ăn xin khác; thốt ra lời nói gây hại; che dấu hành vi vô đạo đức; tự tán dương mình và hạ thấp người khác; hay nóng giận; tham ăn, đầy ham muốn bệnh hoạn; khốn khổ, độc ác; không biết xấu hổ hay sợ làm sai; người gọi mình là hoàn toàn giải thoát mà họ không phải thế; người đó là một người không có đẳng cấp và hạ tiện. Người không là một đẳng cấp không phải do sinh hay một brahmand do sinh. Hành động làm người đó trở thành một người không có đẳng cấp hay một người là bà la môn. Một bà la môn làm việc bất thiện cũng là một Cāndāla.
Đức Phật nói, “Ta không gọi người khác là bà la môn, vì anh ta sinh ra bởi người mẹ là bà la môn. Ta gọi anh ta là bà la môn, người đó vô sở hữu và không nhận lấy gì. Không chỉ qua việc bện tóc, hay bởi dòng tộc hoặc gia đình (đẳng cấp) hay do sinh mà làm người đó thành một bà la môn, mà người đó phải chân thật và đúng đắn, thanh tịnh và thuận theo dhamma mới là một bà la môn.
Đức Phật luôn đặt một sự ưu tiên cho kiến thức và hành vi của họ, không phải đẳng cấp của họ.
Hãy đến đây các hành giả! Chúng ta được khích lệ bởi lời dạy thanh tịnh của Bậc Giác Ngộ, phát triển hành vi, hành động toàn thiện và trở thành bà la môn theo đúng ý nghĩa thật sự của thuật ngữ này.!
(Trích: Bản tin Vipassana Quốc tế, Mùa hè, 1980)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài
Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.
Cầu nguyện mà không cầu xin
Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.
Phước đức từ đâu ra?
Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Xem thêm