Thứ tư, 02/08/2023, 11:07 AM

Ba mức độ của lòng vị tha

Kính thưa Thầy, có người cho rằng một người đã giác ngộ không còn thấy ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả tại sao lại còn ràng buộc vào chuyện vị tha, ở nơi chân lý tối hậu làm gì có khổ đau thì chuyện vị tha vì người đâu còn ý nghĩa gì?

Con thì nghĩ rằng vì đối với người chưa giải thoát thì họ vẫn còn chịu khổ nên phải vị tha. Nếu tất cả đều giác ngộ thì đúng là chẳng còn vấn đề gì cả.

Con nghĩ như vậy là đúng hay sai? Con xin cám ơn Thầy.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trả lời: Muốn thấy sự thật con không thể chỉ dựa vào lý luận thuần túy của lý trí, mà phải dựa trên sự quan sát thực kiện. Cho dù lý luận thì con cũng phải lý luận trên sự kiện có thật, chứ không phải chỉ trên những ngôn từ trừu tượng. Chính vì hiểu qua ngôn từ và lý luận mà Phật Pháp ngày càng tiêu hoại.

Vậy con muốn biết vị tha là thế nào thì phải xem xét từng tình huống biểu hiện cụ thể của nó trong đời sống thực như thế nào. Có 3 tình huống chính:

1 - Vị tha xuất phát từ vị ngã (hay nói vị kỷ hoặc ích kỷ cho dễ hiểu): Ví dụ như thương yêu người khác để người khác thương yêu mình. Giúp đỡ người khác chỉ để chứng tỏ cái Ta, để được lòng người, để mua danh bán lợi hay để lấy thêm uy tín cho mình.

2 - Vị tha xuất phát từ xả ngã (hay xả kỷ): Khi bắt đầu thấy lòng vị kỷ đem đến phiền não khổ đau nên tập sống vị tha để buông bỏ dần cái Ta ích kỷ. Ví dụ như những người quên mình hy sinh phục vụ cho lợi ích chung. Mặc dù trong nhận thức vẫn còn ngã -nhân nhưng có khuynh hướng đi đến nhận thức và hành động vô ngã.

3 - Vị tha xuất phát từ vô ngã (hay nói như Lão Tử là vô kỷ, vô công, vô danh): Những bậc đã hoàn toàn gíác ngộ như Đức Phật, các bậc A-la-hán sống vị tha một cách tự nhiên (duy tác) vì quý Ngài không còn tà kiến chấp ngã (atta), nhân (puggala), chúng sanh (satta), thọ giả (jīva). Ví dụ Đức Phật đã vượt ra ngoài ảo tưởng về 4 tướng nên Ngài mới hết lòng giáo hóa chúng sinh...

Nguồn: trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để kiến tánh?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024

Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.

Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024

Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.

Tưởng là đã thấy ra rồi, thực ra vẫn chưa thấy chưa biết gì cả

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:19 02/12/2024

Bạch Thầy, Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy ra rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ. 

Phần con và phần người

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:21 30/11/2024

Bạch Thầy! Làm sao biết mình gây nghiệp gì mà sinh làm con gái hay con trai ạ? 

Xem thêm