Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/10/2021, 08:40 AM

Bậc chân tu Thích Phổ Tuệ

Ý nghĩ Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ sao không sống thêm cứ quanh quẩn với tôi vài ngày nay.

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch ở tuổi 105, so với tuổi thọ trung bình bây giờ, ông hưởng dương khá thọ. Bản thân ông cũng nói: "Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị con người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo".

Nhưng nhiều người, trong đó có tôi, vẫn muốn ông sống thêm. Bởi những chính nhân, những bậc chân tu như ông là tấm gương sống trên đời cho tha nhân sửa mình. Một cuộc đời ý nghĩa sao không có quyền được sống nữa?

Tôi cũng làm bạn với một bậc chân tu bấy lâu nay. Ông Pháp danh là Thích Đạo Lý, ngụ tại chùa Thiên Bửu, Ninh Phụng, Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Một ngày nhiều năm trước, sư thầy nhắn tin cho tôi: "Thưa nhà văn, tôi đọc chú đã lâu và muốn làm bạn". Thấy một độc giả tu hành nhớ nhiều bài viết của tôi, tôi đồng ý kết bạn.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: Trong chùa có tiền không tốt, tôi không ở gần tiền được

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ 2

Rồi tôi bị tai nạn, cưa máy cắt đứt ba ngón tay, tuy được chắp nối nhưng rất đau đớn. Vị sư thầy thương xót lắm, ngày nào cũng thư, nhắn tin hỏi, thường cầu nguyện cho tôi mau lành bệnh.

Mùa xuân năm ngoái, sư thầy Đạo Lý bay ra Bắc. Chiều bay, tối đến, sớm sau thấy cùng hai cụ già tu tại gia ngỏ ý muốn trò chuyện cùng tôi.

Cảm kích trước người bạn mới ra Hà Nội cốt để gặp tôi. Tôi kể cho thầy nghe về đời tôi, những băn khoăn diệt tập tính xấu ở "ngã". Hóa ra chúng tôi có tiền duyên.

Chúng tôi từng học chung một trường thuộc hệ thống Vạn Hạnh ở hai đầu Nam - Bắc. Trường Vạn Hạnh xưa ở Hà Nội là trường tư, do các nhà sư trong giáo hội Phật giáo lập nên, đối diện với Nhà thờ Hàm Long. Năm 1953, vì nghịch ngợm, cậu mợ bắt tôi đi học lớp năm (tức lớp một bây giờ) tại trường tiểu trung học Vạn Hạnh. Trường này chuyển vào Nam và mở đến hệ đại học. Thầy Đạo Lý xuất gia từ nhỏ, sau tu nghiệp ở Đại học Vạn Hạnh.

Rồi sư thầy Đạo Lý đã rời ngôi chùa đầy đủ tiện nghi ở Sài Gòn, xin về quê coi sóc ngôi chùa cổ ở Khánh Hòa. Ông tự trồng lúa lấy gạo, trồng rau đậu để sống, chăm sóc lương dân quanh vùng. Nhân dân cúng tiến, ông gom góp xây dựng sửa chữa chùa.

Tháng 5/2020, tôi lại bị tai nạn nặng. Tôi tự biết căn tính của bản thân nên lấy hội họa để dưỡng tâm, tránh những bất an do bản chất nóng nảy thiếu kiên nhẫn, thiếu kiềm chế có thể làm con người tôi xấu xa. Hội họa như thiền định, giúp người ta an tĩnh.

Ký sự tang lễ Đức Đệ tam Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh: Tô Lan Hương

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh: Tô Lan Hương

Thầy Đạo Lý ngày nào cũng liên lạc và tỏ ra rất lo lắng mỗi khi tôi quá đau buồn. Một nhà sư tuổi kém tôi hai mươi năm, bằng sự quán chiếu thông tuệ dường như hiểu thấu tình trạng rất kém của tôi mà ra sức động viên bằng niệm thiện, khích lệ tôi vượt qua bản ngã khi tôi cảm thấy rất tuyệt vọng. Ông luôn khích lệ tôi "năng cười, tha lượng để vượt qua được chính mình".

Thực ra, tôi có lo lắng riêng do hoàn cảnh cá nhân. Con trai tôi mới bảy tuổi mà sức khỏe tôi yếu đi từng ngày ở tuổi 70. Đoán chừng tâm lý, Tết Nguyên đán vừa qua, thầy Thích Đạo Lý cầu xin Phật tổ nhường năm năm tuổi sống cho tôi. Từ bàn cổ tới nay, chỉ cha mẹ, anh em ruột thịt mới có thể hy sinh tuổi thọ cho nhau như thế.

Thầy cũng không chỉ ứng xử với riêng tôi như vậy, ông dành nhiều thời gian để cứu giúp nhiều người, rất nhiều hoàn cảnh éo le khác. Trong những ngày dịch Covid hoành hành, thầy khoe với tôi mấy chồng gạo tự trồng cấy dành để phát cho ai thiếu đói quanh vùng. Những vật phẩm của nhà chùa, lương thực, hoa quả, thầy luôn kêu gọi, ai cần đều có thể mang về.

Tình bạn và sự chân thiện của nhà sư làm tôi cảm thấy cuộc đời này đáng sống hơn. Rằng người ta có thể tìm thấy hạnh phúc, bình an chính ngay cõi dương gian này mà không cần nhiều vật chất, danh vọng.

Đạo Phật đã thay đổi qua nhiều đời, ở nhiều nơi bị biến báo dưới nhiều hình thức, nhưng các vị chân tu nhập thế dù lặng lẽ, vẫn đang giúp đời hướng thiện. May mắn gặp họ, chúng ta được hướng về phần sáng của tâm hồn.

So với Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ về tuổi đời và tuổi tu,  sư thầy Thích Đạo Lý chỉ ở hàng học trò. Nhưng họ giống nhau ở lối sống biết tránh xa vật chất, danh vọng, tôn trọng và lắng nghe nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình. Họ hiểu người, có hiểu thì mới có thương tha nhân trọn vẹn. Tinh thần Phật giáo được họ đem vào đời, dùng từ bi và sự quán chiếu sâu sắc để có thể giúp đỡ phù hợp hoàn cảnh từng người.

Cuộc đời ông không chỉ thực hành triết lý sống của nhà Phật mà còn hướng tha nhân đến lối sống tu chỉnh mình tốt đẹp hơn.

Cuộc đời ông không chỉ thực hành triết lý sống của nhà Phật mà còn hướng tha nhân đến lối sống tu chỉnh mình tốt đẹp hơn.

Người dân, Phật tử tiễn biệt Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Đã lâu rồi, chúng ta mới được biết đến câu chuyện về lối sống dung dị và tuyệt đối thanh bần của một vị hòa thượng như Thích Phổ Tuệ. Triết lý của ông không chỉ áp dụng với người tu: "Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người? Lấy gì để mọi người noi theo?".

Cuộc đời ông không chỉ thực hành triết lý sống của nhà Phật mà còn hướng tha nhân đến lối sống tu chỉnh mình tốt đẹp hơn. "Sau khi tôi theo hầu Phật tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn", Ngài di chúc, "đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của tăng ni, Phật tử". Điều này cũng giống lời dặn của nhiều vĩ nhân trong lịch sử.

Bậc chân nhân và chân tu gặp nhau ở lòng yêu người, đều nghĩ tới nhân dân cả sau khi chết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm