Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/03/2017, 14:04 PM

Bắc Giang: Chùa Bổ Đà đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Chiều ngày 06/03/2017, tại Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo về lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà.

          Vườn tháp chùa Bổ Đà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo
Chùa Bổ Đà ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa, đây cũng là nơi tu luyện và đào tạo tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế và bảo lưu giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo của người Việt. Chùa Bổ Đà tọa lạc trên vùng đất linh thiêng thuộc dãy Bổ Đà gắn liền với truyền thuyết người tiều phu đốn củi và Phật Bà Quan Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời. Chùa Bổ Đà tương truyền có từ thời Lý, được tu bổ, tôn tạo và mở rộng vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729), gồm các đơn nguyên kiến trúc chính: chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao, vườn Tháp, ao Miếu và khu vườn chùa.

Hiện nay, chùa Bổ Đà còn là nơi bảo lưu hơn 40 pho tượng Phật trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê (thế kỷ XVIII), Nguyễn (thế kỷ XIX) như bộ tượng Tam Thế Phật, tượng A Di Đà, tượng Thích Ca Niệm Sen, tòa Cửu Long, tượng Tam Châu… Ngoài ra còn có các pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa như Thạch Linh Thần Tướng, tượng Lão Tử, Khổng Tử, thể hiện rõ dấu ấn tam giáo đồng nguyên. Đây là một trong những điểm khác biệt trong thờ tự của chùa Bổ Đà với các ngôi chùa khác trong cả nước. Hệ thống tượng phật tác chất liệu gỗ, sơn thếp đến nay còn nguyên vẹn, có giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, tôn giáo.

Chùa Bổ Đà là nơi tu hành của các tăng ni và đào tạo các tăng đồ theo Thiền phái Lâm Tế trong hơn 300 năm. Đặc biệt, tại chùa Bổ Đà đang bảo lưu 1.935 mộc bản kinh Phật và 18 bộ sách kinh chính. Mộc bản có niên đại sớm nhất được san khắc vào năm 1740 và muộn nhất vào những năm của thế kỷ XX. Trải qua nhiều thế kỷ, bộ kinh viện hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn, thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam thuộc dòng Thiền Lâm Tế. Các ván kinh được khắc trên gỗ thị vừa bền, không cong vênh và rất nhẹ. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, nay vẫn sắc nét. Đây là kho di sản tư liệu quý giá không chỉ về lịch sử Phật giáo mà còn có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, văn học, mỹ thuật, y học… Năm 2016, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ lục Bộ Mộc bản Kinh Phật tại chùa Bổ Đà của Thiền phái Lâm Tế khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam.

Ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, chùa Bổ Đà xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Bổ Đà là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận các giá trị tiêu biểu nổi bật, độc đáo của di sản; cùng với những nỗ lực cố gắng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của các cấp, các ngành, đặc biệt là Đảng bộ và nhân dân huyện Việt Yên thời gian qua, đồng thời là niềm vinh dự tự hào và trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản của chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng các hoạt động du lịch tâm linh, mở rộng và kết nối với các tour tuyến để thu hút khách đến với vùng đất này. Dự kiến trong lễ hội chùa Bổ Đà 2017 sẽ có hơn một triệu du khách tham dự.

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội chùa Bổ Đà năm 2017 sẽ diễn ra vào ngày 12/03/2017 (tức ngày 15/02 Âm lịch) tại di tích chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Lưu Hiệp 
Nguồn link: http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/di-san/item/32239002-chua-bo-da-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet.html 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm