Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/05/2023, 17:00 PM

Bậc nhất thần thông vẫn bị ma quấy nhiễu

Ma thì không thích tu hành, phá được người nào thì hay người nấy. Tỳ-kheo vốn không làm hại ai nhưng vì sống chung với ma nên phải luôn chánh niệm và tỉnh giác.

"Một thời Đức Phật du hóa tại Bạt-kì-sấu, trong núi Ngạc, rừng Bố, vườn Lộc Dã. Lúc bấy giờ Đại Mục-kiền-liên đang coi việc dựng thiền thất cho Phật. Trong lúc Tôn giả đang kinh hành trên khoảng đất trống, bấy giờ Ma vương hóa hình nhỏ xíu, chui vào trong bụng của Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Lúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghĩ như vầy, ‘Bụng ta cảm thấy nặng, giống như đang ăn phải hạt đậu. Ta hãy nhập Như kỳ tượng định, bằng Như kỳ tượng định ta nhìn vào bụng xem’.

Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đi đến cuối đường kinh hành, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết-già, nhập Như kỳ tượng định, bằng Như kỳ tượng định mà nhìn vào bụng mình, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thấy Ma vương đang ở trong đó. Tôn giả bèn ra khỏi định, nói với Ma vương:

- Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống mãi trong sự vô nghĩa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ.

Khi ấy, Ma vương liền nghĩ: ‘Sa-môn này không thấy, không biết, thế mà lại nói: Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống mãi trong sự vô nghĩa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ’. Tôn sư của ông ta có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không thể thấy mau lẹ, biết mau lẹ như vậy, huống nữa là đệ tử mà thấy biết được sao!’.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên lại nói với Ma vương rằng:

- Ta lại biết trong ý của ngươi, ngươi nghĩ như vầy, ‘Sa-môn này không thấy, không biết, thế mà lại nói…, huống nữa là đệ tử mà thấy biết được sao!’.

Ma Ba-tuần kia nghĩ rằng: ‘Sa-môn này đã thấy và biết ta nên mới nói như vậy’. Rồi ma Ba-tuần hóa hình nhỏ xíu, từ trong miệng vọt ra, đứng ngay trước mặt Tôn giả Đại Mục-kiền-liên".

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Hàng ma, số 131 [trích])

Tôn giả Mục Kiền Liên và ma vương

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bậc đệ nhất thần thông Mục-kiền-liên mà còn bị Thiên ma Ba-tuần quấy nhiễu, hà huống gì hạng phước mỏng nghiệp dày như chúng ta. Thế nên, “Phật cao một thước, ma cao một trượng” là chuyện có thật, người tu chớ xem thường.

Ma Ba-tuần đã đem các đạo binh hùng mạnh ngăn cản, chướng ngại đêm Thành đạo của Thế Tôn. Về sau, cũng chính Ba-tuần lại chui vào bụng quấy phá Mục-kiền-liên. Cả hai trường hợp này, Ma vương đều thất bại.

Sở dĩ Đức Phật và Mục-kiền-liên chiến thắng được Ma vương là nhờ các Ngài biết rõ, tường tận về ma. “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi đã biết rõ thì ma hiện nguyên hình và không làm hại các Ngài.

Còn chúng ta thì trí lực non kém nên thật giả bất phân, ma Phật chẳng biết, nhận họa làm phúc, vì thế đường tu luôn gặp khó khăn trở ngại. Ma thì luôn mị, dối lừa; ma thì tà vạy, bất chính. Không phân biệt được chính tà thì đường đạo sẽ khó tiến xa.

Ấy vậy mà nhiều người còn tập tành chơi với ma để kiếm chác lợi danh. Thậm chí nhiều trường hợp thoạt trông thuận duyên, là phúc nhưng nếu không suy xét thấu đáo để kịp dừng thì cũng dễ rơi vào lưới của ma. Ma khảo theo hướng nghịch duyên tuy lao khổ mà giữ được đạo. Còn ma phò dưới nhãn mác hộ trì, thuận duyên thì người tu sớm muộn gì cũng ngộp hay chết chìm.

Mới hay, ma thì không thích tu hành, phá được người nào thì hay người nấy. Tỳ-kheo vốn không làm hại ai nhưng vì sống chung với ma nên phải luôn chánh niệm và tỉnh giác. Nhờ chánh niệm, tỉnh giác mà không lầm. Nếu ma nhận thấy vị Tỳ-kheo đã biết tỏ tường về nó ‘Sa-môn này đã thấy và biết ta’ thì sẽ hổ thẹn, tự rời đi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm