Bài học cuộc đời tôi ngộ ra lúc làm răng cho khách: Lãnh noãn tự tri
Thy Lâm - một Phật tử Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ vừa gửi cho Phatgiao.org.vn một bài suy ngẫm thật hay về đời người, cái nhìn về cuộc đời và vạn sự.

1. Một bà lão người Mỹ 80 tuổi bước đi chậm rãi vào gặp tôi để lấy vôi răng, bà vui vẻ, hoà nhã và rất thích kể chuyện. Câu chuyện thú vị và hào hứng nhất là chuyến du lịch một mình về Việt Nam cách đây gần 10 năm của bà. Bà đi xuyên Việt từ Bắc tới Nam, từ Ninh Bình đến Phú Quốc, từ xe ôm đến xe đò, máy bay, rồi bắt xe sang Siem Riep (Campuchia), Lào và bay qua đất Thái...
Bà thích khám phá những vùng đất mới để tìm hiểu về văn hoá, lịch sử và đời sống con người ở những nơi bà đến. Bà rất thích các món ăn và con người Việt Nam. Bà đã giúp khá nhiều người Việt nhập cư vào Mỹ từ những thập kỷ trước.
Tôi lấy làm ngạc nhiên lẫn thán phục bà và hơi có chút "mắc cỡ" khi bản thân mình là dân Việt Nam chính hiệu mà còn ít trải nghiệm đối với quê hương như bà, thậm chí số tỉnh thành mà tôi đi qua trên đất nước Việt Nam đếm chưa đủ mười ngón tay.
Chúng tôi vui vẻ chia sẻ những câu chuyện thú vị với nhau khiến cho buổi hẹn làm răng qua nhanh lúc nào không biết. Sắp tới bà sẽ tham gia hành trình về phương Đông đến Trung Hoa, Nepal, Bhutan và một số nước khác. Bà hẳn là rất có duyên với mảnh đất phương Đông từ kiếp nào.
Bà là khách hàng cuối cùng cho nên tôi không ngại ngồi lại lắng nghe câu chuyện chia sẻ của bà. Bớt thời gian của mình và thêm thời gian cho người già cũng là một niềm vui. Tôi tiễn bà ra sảnh và không quên cầu chúc cho bà có đầy đủ sức khoẻ để thực hiện những chuyến đi đầy ý nghĩa và thú vị. Cảm ơn bà vì buổi gặp gỡ hữu duyên hôm ấy.
Bớt thời gian của mình và thêm thời gian cho người già cũng là một niềm vui.
2. Bác Tom là một bảo vệ rất vui vẻ và hoà đồng trong trường Việt ngữ nơi tôi tham gia giảng dạy. Gặp ai bác cũng nở nụ cười và chào hỏi rất thân thiện. Thỉnh thoảng bác mở cửa phòng gym cho phụ huynh học sinh chơi pickle ball thoải mái mà không phiền hà gì cả.
Mỗi khi có món ăn ngon, các thầy cô thường mang đến biếu bác. Ai cũng quý mến và quen với sự có mặt của bác như một phần của cộng đồng trường Việt ngữ. Giọng nói và tiếng cười hào sảng qua chiếc cửa kính tại phòng bảo vệ như một dấu ấn riêng của bác mỗi khi chúng tôi bước vào trường để bắt đầu cho một ngày Chủ nhật vui vẻ và đầy năng lượng.
Vậy mà, tuần rồi chúng tôi nghe tin bác đã vĩnh viễn ra đi. Bác vốn dĩ thường xuyên bị đau nhức nên hay dùng thuốc giảm đau Tylenol, nhưng bác không biết rằng lạm dụng thuốc này lâu dài sẽ làm hại đến gan, đặc biệt là nếu uống chung với chất có cồn hoặc caffein thì rất nguy hiểm. Vậy là bác đã không qua khỏi.
Chỗ ngồi quen thuộc của bác giờ đây được thay thế bởi một người mới nhưng vẫn cảm thấy trống trải.
Đời người thoáng qua như chớp mắt, dẫu biết ai cũng phải ra đi theo định luật vô thường, nhưng vẫn không khỏi ngậm ngùi khi ngẫm lại đến kiếp nhân sinh, như áng mây chiều giữa cuộc đời ảo hoá. Cầu mong bác được yên nghỉ, về cảnh giới an lành và vẫn vui cười như bác đã từng nhé!
Suy ngẫm:
Có người đi để trải nghiệm, có người đi đểm tìm lại mảnh ký ức đã đánh rơi từ muôn thuở nên con tim vẫn thổn thức đi tìm. Có người đơn thuần đi chỉ để thoả mãn đôi chân và nhãn thức hay lấp đầy khoảng trống tâm tư.
Có người đến với cuộc đời này với sứ mệnh như một mảnh ghép puzzle để hoàn thành bức tranh còn dang dở trong cuộc đời ai đó hay của chính mình. Có người đến chỉ vì "anh còn nợ em công viên ghế đá..." để rồi trong cơn mưa chiều bất chợt "vũ vô kiềm toả" khiến cả đời nợ nhau. Có những người đến để tiếp tục cuộc hành trình hoàn thành tâm nguyện độ đời và không còn nơi nào để đến nữa (liberation).
Dù đến đi trong cuộc đời với hình thức nào, về mặt vật lý hay tâm linh, cũng đều là những trải nghiệm và bài học của bản thân, giúp chúng ta "think out of the box" (bước ra khỏi vùng an toàn) - ra khỏi cái ao làng và lối mòn quen thuộc.
Đi với tâm thế nào thì dòng đời (dhamma) sẽ đưa ta về thế giới ấy. Hạnh phúc hay khổ đau, phải chăng chỉ mỗi mình ta biết - "lãnh noãn tự tri" - 冷暖自知 (lạnh ấm tự biết) - chẳng ai có thể gánh vác thay ta. Ví như ai ăn người ấy no, ai co người nấy ấm, và ai tu người ấy hưởng vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lời kinh thức tỉnh
Phật pháp và cuộc sống
Sáng hôm nay, khi bình minh còn ngủ, mình thức dạy ngồi thật yên. Ngồi yên bao lâu cũng không biết nữa, nhưng khi nghe tiếng chim chào buổi sáng, lời kinh Phật mình đọc từ lâu theo tâm trở về:

TT.Thích Quang Thạnh: "Vesak là dịp để cộng đồng gắn kết, cùng nhau lan tỏa thông điệp hòa bình"
Phật pháp và cuộc sống
Sáng 2/4, Ban Điều phối tình nguyện viên Đại lễ Vesak 2025 đã tổ chức phiên họp trực tuyến giữa Ban Điều phối tình nguyện viên và Thành đoàn TP.HCM để triển khai kế hoạch công tác theo chỉ đạo của Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2025, thảo luận thống nhất các nhiệm vụ quan trọng.

Cơn giận là đám mây mù…
Phật pháp và cuộc sống
Trong cuộc sống, có những lúc cơn giận dâng lên như ngọn lửa cháy rực, che mờ đôi mắt và trái tim của chúng ta. Khi ấy, ta chỉ thấy lỗi lầm của người đối diện, chỉ cảm nhận sự tổn thương mà mình đang gánh chịu. Thế nhưng, giữa cơn giận dữ, có mấy ai dừng lại để tự hỏi: “Ta đã quên mất điều gì?”.

Sau động đất, không còn ai giàu - không còn ai nghèo
Phật pháp và cuộc sống
Một đêm dài, hàng ngàn con người nằm sát bên nhau, không mái che, không giường nệm. Mặt đất lạnh lẽo là giường chung, bầu trời đêm là tấm chăn duy nhất. Sau động đất, không còn ranh giới giữa giàu và nghèo – chỉ còn những con người đồng cảnh ngộ, cùng chia sẻ nỗi mất mát và sự mong manh của kiếp người.
Xem thêm