Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/11/2023, 10:14 AM

Ý nghĩa thật sự của câu nói "ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng"

Câu này không phải Phật nói mà do ông bà ta ngày xưa nói ra, câu nói này nếu nghe không khéo sẽ dễ gây ra mâu thuẫn với những câu nói khác, ví như câu: Khi mình tu thì mình phải nương nhờ Thầy, nhờ bạn mình mới tu được.

Thật ra, mỗi câu nói sẽ mang ý nghĩa riêng, sẽ dạy cho mình mỗi khía cạnh ở hoàn cảnh, căn cơ khác nhau. Ở đây ý muốn nói của ông bà ta là: Trong cuộc sống hàng ngày, khi mình thấy bạn của mình làm điều xấu thì tâm mình khi đó sẽ phiền não, mình khởi tâm trách họ, phiền não họ và ghét họ. Tuy họ sai, họ làm điều xấu mà bản thân mình lại nhảy vào “xấu” cùng họ thì khi đó một người hiểu đạo khi đó sẽ nói: Thôi, ai ăn nấy no ai tu nấy chứng mà, họ làm sai thì họ bị tội.

Nếu trong cuộc sống, khi quý Phật tử gặp những người làm sai, khi đó, một là hãy giúp họ quay đầu, giúp họ nhận ra sai lầm là tốt, còn hai là giả dụ không giúp được thì cũng đừng trở thành như họ vì mỗi người chúng ta có nghiệp khác nhau. Ngoài ra ông bà còn muốn nói chúng ta đừng lo chuyện bên ngoài (tào lao) nhiều quá, ai làm thì người nấy hưởng, mình tu thì mình được hưởng và hãy yên tâm vì không ai ăn cắp được điều đó cả, ví như phước của Thầy quý vị cũng không thể nào lấy được và ngược lại. Cho nên mình hãy tranh thủ thường xuyên tu tập, tạo phước, ông bà muốn nhắc nhở mỗi người hãy tự nỗ lực lên.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Quý vị hãy nghiệm lại mấy chục năm qua, tuy mình đã sống, có thể mình có chồng, có vợ, có con cháu nhưng nhiều lúc có phải quý vị cảm thấy mình rất cô độc và cô đơn lắm, phải không? Có những lúc tuy ngồi cạnh chồng, cạnh vợ hoặc cạnh con cháu đông vậy đấy nhưng vẫn thấy trong lòng cô đơn lắm, trong lòng mình cứ thấy trống trải lắm và ai cũng có một khoảng trời riêng cô đơn cả, nhất là những khi ta ở một mình, khi đó ta cảm thấy mình không có một điểm tựa, cảm thấy mình không được an lạc trong tâm hồn. Vì thế, hãy tập cho bản thân mình, cho con cháu và cho cả những người mình thương có thể sống được một mình. Sống một mình là như thế nào? 

Là tập không sống cùng với phiền não, với khổ đau, với giận hờn tức tối cả với đố kị, lo lắng trong tâm khởi lên, là hãy thương yêu bản thân mình bằng cách tu học để chuyển hóa được những điều đó. Rồi đến một lúc nào đó mình sẽ cô đơn cô độc hơn nữa là ngày mình chuẩn bị ra đi trong cuộc đời, cũng một mình mình đi trong cõi luân hồi mà không một ai có thể giúp được mình cả, khi đó cái song hành cùng mình là những điều thiện, điều ác, điều tội phước mà mình gây ra. Ai tu nấy chứng như muốn nhấn mạnh những điều mình làm, làm phước thì hưởng phước và ngược lại, không thể đổ thừa hoặc bắt ai gánh dùm mình.  

Như vậy mình hãy làm sao để chúng ta cùng có phước vì khoảng thời gian mình sống cũng không có lâu đâu quý vị cho nên hãy tranh thủ làm phước để một ngày nào đó nếu mình có nhắm mắt buông tay thì vẫn còn được đi tái sinh vào cảnh giới an lành chứ đừng để bị đọa vào 3 đường ác. Hãy dựa vào câu nói này mà Phật tử hãy cố gắng tu tập, làm phước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Xem thêm