Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/04/2022, 09:20 AM

Bài học từ kí ức

“Hãy sống như hoa, dù sự sông ngắn ngủi, nhưng hoa đã tỏa hương và làm đẹp cho cuộc đời này”. Cuộc sống xung quanh chúng ta vốn tồn tại nhiều cái đẹp có ý nghĩa và giá trị.

Người ta vẫn thường khuyên bảo rằng: “Chuyện gì đã qua hãy để nó qua đừng nhắc lại làm gì”. Tôi nghĩ lời khuyên đó, chủ ý là dành cho những ai gặp phải chuyện buồn, chuyện không vui, những chuyện chất chứa khổ đau trong cuộc sống. Còn câu chuyện vui, chuyên chở bài học đạo lý, có ý nghĩa, tất nhiên đôi khi ta cần phải đem ra kể để góp vui với người khác khi cần thiết đồng thời để làm động lực, cùng xúc tiến lẫn nhau trong sự tu tập hằng ngày. Và câu chuyện tôi kể là như vầy.

“Hãy sống như hoa, dù sự sông ngắn ngủi, nhưng hoa đã tỏa hương và làm đẹp cho cuộc đời này”.

“Hãy sống như hoa, dù sự sông ngắn ngủi, nhưng hoa đã tỏa hương và làm đẹp cho cuộc đời này”.

Ngôi chùa trong ký ức tuổi thơ

Vào năm 2018, bấy giờ nhằm vào thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, chùa Hoằng Pháp nhiều vị mắc phải bệnh “sốt virus” , hay gọi là “sốt siêu vi”. Tôi và một số quý thầy, quý Phật tử công quả bị sốt phải nhập viện tại Bệnh viện Quận Gò Vấp. Bệnh viện nằm cách chùa khoảng 15 cây số. Lúc đó, tôi vẫn chưa xuống tóc xuất gia, còn mang hình tướng người cư sĩ, đang tu tập và làm công quả ở chùa, dưới hình thức một anh bảo vệ, một bộ phận mà ít người đi chùa biết rằng: “Bảo vệ cũng làm công quả thôi” như bao nhiêu người công quả khác. Và vào bệnh viện với tôi cùng lúc đó có thêm một chú bảo vệ nữa. Tuy không bị bệnh nhưng chú ấy phát tâm để săn sóc mọi việc ăn uống đi lại của tôi.

Nằm trong căn phòng dành cho bệnh nhân bị sốt siêu vi được vài hôm, một số cô chú anh chị bảo vệ cũng bắt đầu chạy xe gắn máy từ chùa qua Gò Vấp thăm tôi. Tính cả hai thầy quản chúng dẫn đoàn là hơn mười mấy người. Đến nơi, mọi người ai cũng quan tâm hỏi thăm sức khỏe của tôi. Có cô chú, người thì mặc đồ lam, người thì bận đồ nâu, người thì ăn vận đồ đời. Các anh các chị bảo vệ mà tôi gặp phần lớn là đều ở trong độ tuổi thanh niên. Các vị rất nhiệt tâm, nhiệt tình trong việc phụ giúp chư Tăng làm công tác Phật sự. Hơn nữa, mọi người cũng rất hăng hái trong sự tu tập cũng như biết lắng nghe và học hỏi giáo lý hằng ngày ở chùa. Có người thì ở chùa thường xuyên, có người thì chiều tối thứ bảy hoặc sáng ngày chủ nhật tranh thủ sắp xếp thời gian đón xe lên chùa (nếu như không có xe gắn máy)... Có người thì quê tận miền Bắc, có vị nhà thì ở miền Trung, người thì quê miền Tây lên,...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong ca dao Phật giáo có câu:

"Mỗi người mỗi nước mỗi non

Bước vào cửa Phật là con một nhà".

Thật vậy, Hoằng Pháp vừa là ngôi chùa mà cũng vừa như một ngôi nhà. Ở đó, chúng tôi đã có phước duyên gặp nhau, cùng sinh hoạt chung một xứ, cùng tu tập, cùng nương tựa và cùng đóng góp phần sức của tuổi trẻ mình với chư Tăng để tổ chức các khóa tu cho mọi người gần xa đến tham dự. Đó quả là nhân duyên quý báu mà khó tìm được ở đâu trong xã hội đầy rẫy những bon chen và chật chội này.

Ở phòng bệnh thăm tôi một hồi lâu, tôi dẫn các cô chú đi dạo quanh bệnh viện để tham quan. Bệnh viện Gò Vấp nằm cách sân bay Tân Sơn Nhất không xa, từ trên lầu 5 chỗ tôi đang trị bệnh, có thể trông thấy rõ nơi những chiếc máy bay đang đậu và thay phiên nhau cất cánh. Nói thật là tuy có bị sốt siêu vi, nhưng nhờ tinh thần luôn thoải mái vui vẻ, thường xuyên vận động, thể dục nên cơn sốt của tôi cũng chỉ bộc phát nhẹ, bệnh không nặng như những vị khác ở chung phòng. Thế nên có thể dắt mấy cô chú đi dạo thoải mái. Chúng tôi còn leo lên cả sân thượng bệnh viện để ngắm cảnh phố Sài Gòn nữa. Riêng hai thầy chúng trưởng bảo vệ thì sang thăm các quý thầy, quý Phật tử ở phòng bệnh khác nên không đi. Thế rồi, cuộc thăm viếng bệnh nhân đến đó cũng kết thúc. Tôi đưa mọi người về trong niềm hoan hỷ mà cũng lại vấn vương.

Khi quay trở lại, ngang qua hàng ghế của hành lang, được đặt cạnh phòng mà tôi nằm, thì đột nhiên một người phụ nữ tuổi khoảng ngoài năm mươi, đang ngồi trên dãy ghế trước cửa phòng bệnh gọi tôi lại để hỏi thăm. Người phụ nữ này cách một hôm trước tôi đã trông thấy ở đây. Người cô có vẻ hơi gầy, cô mặc chiếc áo khoác màu hồng nhạt bên ngoài. Cô thường ngồi trên dãy ghế bên ngoài cửa của phòng bệnh này cùng với vài người thân của cô. Cô đến bệnh viện để nuôi người cháu cũng bị bệnh sốt siêu vi. Phòng bệnh tôi với phòng cháu cô gần cạnh nhau nên thỉnh thoảng tôi thấy cô ra đây ngồi.

Người phụ nữ bắt đầu hỏi chuyện với vẻ hơi ngạc nhiên kì lạ:

- Cháu với những cô cậu khi nãy quan hệ gì với nhau vậy cháu?

Nghe cô hỏi, tôi tận tình đáp:

- Dạ! Đó là các cô chú bảo vệ ở chùa Hoằng Pháp hôm nay đến thăm con. Mấy cô chú ấy tuy làm bảo vệ nhưng chỉ mang tính chất công quả để phụ giúp đỡ chùa thôi cô ạ!

Thế rồi, tôi cũng kể lại cho cô nghe về những khóa tu diễn ra ở chùa Hoằng Pháp như khóa tu sinh viên, khóa tu thiếu nhi...

Nghe tôi kể xong, cô đưa ánh mắt nhăn nheo ở cuối hai hàng lông mi nhìn xa xăm ra cửa bệnh viện rồi nói với giọng chậm rãi như muốn nhấn mạnh một điều gì?

Cô bảo rằng:

- Lúc các anh chị kia vào thăm cậu, cô để ý theo từ nãy giờ thắc mắc thấy sao lại có nhóm thanh niên ở đâu vào trong bệnh viện mà trông lễ phép khác lạ đến vậy? Không biết rằng trong chùa họ học được điều gì, ra làm sao ấy, mà cô nhìn họ trông ai ai cũng vui vẻ, phong cách nhẹ nhàng, thanh tao làm sao hở cậu? Cô là một người theo bên Thiên Chúa nhưng đây là lần đầu cô cảm nhận được ở những cô cậu khi nãy trông có vẻ rất thánh thiện, lễ phép, dễ thương khác hơn hẳn với những cô cậu thanh thiếu niên khác mà cô từng thấy bên ngoài.

Lòng tin nơi Phật, Pháp và Tăng.

Lòng tin nơi Phật, Pháp và Tăng.

Nghe cô nói cô là một người theo đạo Thiên Chúa mà lần đầu tiên gặp được cảnh tượng đẹp của các cô chú bên Phật giáo mình, làm tôi cũng xúc động vô cùng. Phải chăng do ở chùa lâu ngày, những hình ảnh về cuộc sống và sinh hoạt của mọi người trong tự viện đối với tôi lại cảm thấy quá bình thường? Những việc như tu tập, nói năng, đi đứng, oai nghi, lễ phép các thứ của người Phật tử là lẽ tất nhiên phải vậy? Còn người phụ nữ này do mới trông thấy lần đầu nên cảm xúc của cô mạnh mẽ nhạy bén, không bị chai lì cảm xúc như tôi chăng? Cô trông thấy một điều gì đó đẹp đẽ và dễ thương ở những cô chú bảo vệ kia…

Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi cô nhắc đến cháu của mình:

- Cô mong chi đứa cháu cô nó cũng được như những anh chị kia thì hay biết mấy. Nó đã hơn hai mươi tuổi đầu mà không biết tự lo cho bản thân được. Nó chỉ thích theo nhóm bạn của nó đua đòi ăn chơi thôi cháu à. Bố mẹ nó thì phải bận ra ngoài làm ăn kiếm sống, cuộc sống cũng không mấy hạnh phúc vui vẻ bên nhau cháu ạ!

Cô bày tỏ ý định sau này cho người cháu mình cũng đến chùa để học hỏi tu tập như các cô cậu vậy, để cho nó nên người hơn. Và tôi cũng hứa sẽ giúp đỡ cô; đồng thời hướng dẫn, gợi mở cho cô biết về phương hướng để đưa người cháu của mình đến chùa tu học.

Tôi và cô cứ thế mà trò chuyện khá lâu nơi hành lang bệnh viện đông người qua lại. Những giây phút các cô chú bảo vệ đến bệnh viện thăm tôi đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người phụ nữ này và hơn nữa là cho chính bản thân tôi. Gần bốn năm rồi, dẫu ở chùa Phật sự đa đoan nhưng tôi vẫn nhớ như in câu chuyện này, bởi nó đã làm cho tôi thêm trân trọng mọi người xung quanh. Không những vậy, đó còn là niềm tự hào và khiến tôi tràn đầy sự cảm động đến tận bây giờ.

Câu chuyện ấy giờ đây đã trở thành kí ức đẹp đọng lại trong tôi, bởi nó chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc về tình người, về hình ảnh những người con Phật sống giữa nhân gian đã đem lại cho cuộc đời sự bình an. Và vẻ đẹp ấy quyết chẳng phải vì tô điểm cho hình thức bề ngoài của những “cái tôi quan trọng” mà là kết quả của những tâm hồn biết hướng thiện và hướng thượng. Là lòng tin nơi Phật, Pháp và Tăng. Là sự biểu hiện kì diệu của những trái tim sống yêu thương và phụng sự hết lòng của những con người mộc mạc, giản dị, chân thật và rất đỗi hồn nhiên. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời một câu hát rất hay: “Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh” để tha thiết nhắn gửi đến tất cả mọi người là hãy sống hồn nhiên, chân thật rồi cuối cùng sẽ gặt hái được hạnh phúc bình yên.

Sư phụ trụ trì chùa Hoằng Pháp dạy đại chúng là:

-“Coi việc người như việc mình, chân  thật mà làm, hết lòng mà làm. Sẽ được mọi người thương yêu, ở đâu, đến đâu cũng sẽ được mọi người tin dùng" .

Hay Ngài thường bảo:

-“Hãy sống như hoa, dù sự sông ngắn ngủi, nhưng hoa đã tỏa hương và làm đẹp cho cuộc đời này”. Cuộc sống xung quanh chúng ta vốn tồn tại nhiều cái đẹp có ý nghĩa và giá trị. Nếu dành thời giờ lắng lòng mình lại, ta mới có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những vẻ đẹp ấy. Mặt khác, chúng ta không nên có ý định chiếm hữu điều gì. Bởi đó là tình cảm của tham ái, vướng mắc rồi từ đó sanh ra khổ đau giữa mình với người. Đó không phải tình thương đúng nghĩa theo lời Phật dạy. Chúng ta chỉ đơn thuần quan sát mọi điều rồi cảm nhận sự có mặt và biểu hiện kì diệu của những gì đang hiện hữu xung quanh ta. Ngài Tịch Thiên tôn giả có làm bài kệ như sau:

"Nếu ý khởi tham ái

Tâm manh nha nổi giận

Hãy tạm dừng nói, làm

Như cây đứng lặng yên"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm