Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/06/2019, 11:50 AM

Bài kinh về nắm lá Simsapa hay muốn chấm dứt khổ đau phải làm gì?

Qua bài học về nắm lá Simsap, đức Phật muốn giảng cho các đệ tử của ngài và chúng ta bài học về sự khổ đau, nguyên nhân mang lại khổ đau và thế nào là sự chấm dứt khổ đau... đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau.

Một hôm Đấng Thế Tôn đang ở Kosambi trong một khu rừng toàn cây Simsapa. Ngài nhặt một nắm lá Simsapa và cất lời hỏi các đệ tử như sau:

- Này các tỳ kheo, lá trong tay ta nhiều hơn hay ít hơn lá trong khu rừng này?

Các tỳ kheo đáp rằng:

- Lá trong tay Thế Tôn quả là ít, lá trong khu rừng này nhiều hơn.

Lá trong tay Thế Tôn quả là ít, lá trong khu rừng này nhiều hơn.

Lá trong tay Thế Tôn quả là ít, lá trong khu rừng này nhiều hơn.

Đức Phật lại cất lời:

- “Này các tỳ kheo, cũng tương tự như thế, những gì mà ta trực tiếp cảm nhận được nhiều hơn gấp bội những gì mà ta đã thuyết giảng. Thế nhưng tại sao ta lại không thuyết giảng những điều ấy? Chẳng qua là vì những điều ấy chẳng liên quan gì đến mục đích [mong cầu], cũng chẳng cần thiết gì cho cuộc sống thánh thiện, chẳng có một lợi ích nào, chẳng mang lại sự tỉnh ngộ (turning away/disenchantment/sự vỡ mộng) sự thanh thản (dispassion/hết mê đắm), sự dứt bỏ (cessation/ sự đình chỉ), sự an bình, sự hiểu biết bằng trực nhận (direct knowledge/sự hiểu biết trực giác), sự giác ngộ (self-awakening) và Giải Thoát (Unbiding). Chính vì thế mà ta không thuyết giảng những điều ấy.

Vậy thì ta đã thuyết giảng những gì?

‘Đây là khổ đau... đây là nguyên nhân mang lại khổ đau... đây là sự chấm dứt khổ đau... đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau”. Đấy là những điều mà ta đã thuyết giảng. Và tại sao ta lại thuyết giảng những điều ấy? Bởi vì những điều ấy liên quan đến mục đích [mong cầu], cần thiết cho cuộc sống thánh thiện, mang lại sự tỉnh ngộ, sự thanh thản, sự dứt bỏ, sự an bình, sự hiểu biết bằng trực nhận, sự giác ngộ và sự Giải Thoát. Chính vì thế mà ta đã thuyết giảng những điều ấy.

"Vì thế bổn phận của các tỳ kheo của ta là phải luôn suy tư: 'Đây là khổ đau... đây là nguyên nhân mang lại khổ đau... đây là sự chấm dứt khổ đau... đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau".

Bài kinh thật ngắn, không nêu lên hay giải thích một khái niệm nào thuộc phần giáo lý, mà chỉ nhắc hay đúng hơn là cảnh giác các đệ tử của Ngài - và cho cả chúng ta hôm nay - là không được đi trệch ra ngoài những gì căn bản và thiết thực nhất trong Giáo Huấn của Ngài.

giai thoat kho dau
Bài liên quan

Bài kinh cho thấy thật rõ rệt lời dặn bảo của Đức Phật là phải nhìn vào Giáo Huấn của Ngài qua những gì thật thiết thực, thế nhưng qua không biết bao nhiêu thế hệ chúng ta không nhìn vào những chiếc lá trong tay Ngài mà cứ muốn ôm hết lá của cây rừng. Vì thế mà Giáo Huấn của Đức Phật ngày càng trở nên đa dạng và vô cùng phức tạp, để rồi sau các giai đoạn dọ dẫm, ổn định, phát triển đã trở nên suy yếu dần.

Những động cơ nào đã thúc đẩy, chi phối và điều khiển các sự sinh hoạt của con người đưa đến tình trạng vô cùng phức tạp của xã hội ngày nay, mà chúng ta thường đồng hóa sự phức tạp ấy với sự tiến hóa của con người? Động cơ quan trọng nhất là bản năng sinh tồn đưa đến sự tranh dành miếng ăn, của cải; động cơ thứ hai là bản năng truyền giống đưa đến tình yêu, nghệ thuật; động cơ thứ ba là bản năng sợ chết đưa đến triết học, tín ngưỡng...

Hậu quả của các thứ ấy thật hết sức đa dạng: từ các hình thức tranh dành, xung đột, các sinh hoạt "nghệ thuật" dưới đủ mọi hình thức, cho đến việc tìm kiếm một lối thoát sau khi chết. Dầu sao thì tất cả các hậu quả ấy cũng đều trực tiếp hay gián tiếp đưa đến xung đột và chiến tranh: chiến tranh kinh tế, chiến tranh chủng tộc và chiến tranh tôn giáo.

Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật đi chân đất ôm bình bát khất thực, ăn mỗi ngày một bữa, nào có cần nhà hàng sang trọng, chén bát sứ, thức ăn cầu kỳ đâu, đấy là cách mà Ngài đã hóa giải động cơ sinh tồn. Trong khi Ngài nhìn vào thân xác đầy bệnh tật và tâm thần đầy bấn loạn của chúng ta với tất cả sự thương xót và lòng từ bi hầu giúp mình hóa giải bản năng truyền giống củ, thì chúng ta lại nhìn thấy cái thân xác ấy qua phấn son, quần áo, và cái tâm thức ấy qua những thứ xúc cảm vô minh của nó.

Trong khi Đức Phật ngồi yên lặng dưới một gốc cây để trở về với chính mình, tìm hiểu nguyên nhân của sự hiện hữu của mình, của con người, hầu tìm một giải pháp để hóa giải nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu trói buộc ấy, thì chúng ta một mặt tìm đủ mọi cách bám víu vào thế giới này, và một mặt tìm cho mình một sự trường tồn nơi một thế giới khác.

"Đây là khổ đau..., đây là nguyên nhân của khổ đau..., đây là sự chấm dứt khổ đau, đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau". Khi nào chúng ta nhận thấy được những sự thật ấy thì cũng có nghĩa là chúng ta đã khám phá được ngọn đuốc trong một góc tối tăm nhất trong tâm thức mình. Đấy là ý nghĩa của những lời di huấn của Đức Phật.

Chúng ta hãy thắp lên ngọn đuốc đó để soi sáng nơi an trú của mình, hòn đảo của mình và con đường mà mình phải bước theo. Con đường đó ở bên trong tâm thức mình, là của mình, nó có thể rất dài hay rất ngắn, tất cả là tùy nơi mình. Hoặc biết đâu mình đang bước những bước cuối cùng trên con đường và cũng sắp ném bỏ ngọn đuốc, mà mình không hề hay biết?

Chúng ta hãy thắp lên ngọn đuốc đó để soi sáng nơi an trú của mình, hòn đảo của mình và con đường mà mình phải bước theo.

Chúng ta hãy thắp lên ngọn đuốc đó để soi sáng nơi an trú của mình, hòn đảo của mình và con đường mà mình phải bước theo.

Dầu sao thì sự trở về đó với chính mình, xem Đạo Pháp là Vị Thầy, là Con Đường giúp mỗi người tự cất bước, chính là quyết định cuối cùng và tuyệt vời nhất của Đức Phật. Mỗi người phải tự thắp đuốc lên để tự soi sáng cho chính mình, giúp mình tìm thấy nơi an trú cho chính mình, không cần phải qua trung gian của bất cứ một người nào nhân danh hay đại diện cho Vị Thầy của mình cả. Thế nhưng chúng ta cũng có thể tự hỏi thế thì các dòng truyền thừa, các tông phái, học phái, các vị đại sư trong quá khứ là gì?

Dưới tác động thúc đẩy của các thứ bản năng, con người ngày càng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều hơn và không ngừng thắc mắc. Con đường bên trong tâm thức và cuộc sống xã hội bên ngoài trở nên rắc rối hơn, mà chúng ta thường xem đó là sự tiến bộ, và tất nhiên ngọn đuốc soi sáng cho mình cũng phải thích nghi theo với sự "tiến bộ" ấy. Đấy là lý do đã làm phát sinh các học phái và tông phái, các triết thuyết cũng như các phép tu tập khác nhau, và nhất là phải cần đến các vị đại sư như Long Thụ, Vô Trước, Thế Thân, Trần na, Bồ-đề Đạt-ma, Huệ Năng, Đạo Nguyên... và ngày nay là Đức Đạt-lai Lạt-ma giúp chúng ta thắp lên ngọn đuốc trong tâm thức mình thế thôi.

Không hề thấy có một vị đại sư nào dám tự nhận mình là thông minh hơn Đức Phật để mà chỉ trích và sửa đổi Giáo Huấn của Ngài cả.

Không hề thấy có một vị đại sư nào dám tự nhận mình là thông minh hơn Đức Phật để mà chỉ trích và sửa đổi Giáo Huấn của Ngài cả.

Bài liên quan

Dầu sao cũng không hề thấy có một vị đại sư nào dám tự nhận mình là thông minh hơn Đức Phật để mà chỉ trích và sửa đổi Giáo Huấn của Ngài cả. Thật vậy dù một số các vị đại sư có diễn giải sâu sắc hơn Giáo Huấn nguyên thủy mang tính cách thực dụng của Đức Phật, kể cả sáng chế ra thêm nhiều phép tu tập mà Đức Phật không hề nói đến, thế nhưng không phải vì nhờ đó mà ngày nay có nhiều người đạt được giác ngộ hơn so với thời đại của Đức Phật.

Các đệ tử của Ngài cũng như nhiều người chất phác và đơn sơ khác sống trong thung lũng sông Hằng cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ cũng đã từng đạt được giác ngộ ngay trong kiếp sống của họ. Kinh sách cũng kể lại là có nhiều người theo các vị thầy khác chủ trương các giáo lý khác, thế nhưng sau khi được nghe Đức Phật thuyết giảng cũng đã đạt được giác ngộ ngay sau đó. Vì thế thiết nghĩ chỉ cần một nắm lá trong bàn tay của Ngài cũng đủ để thắp lên ngọn đuốc trong tâm thức mình.

Mặc dù Phật giáo sau giai đoạn vàng son đã trở nên "nghèo nàn", không một học phái hay tông phái lớn nào được hình thành, thế nhưng vào hậu bán thế kỷ XX, hạt giống Đạo Pháp bất ngờ được gieo vào mảnh đất Tây Phương, một mảnh đất vô cùng thuận lợi và thích nghi, và đã thu hút được các thành phần ưu tú nhất trong các xã hội Âu Châu.

Kinh Pháp Cú lần đầu tiên được dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương vào thế kỷ XIX, trước nhất là bằng tiếng Đức năm 1862, đến nay bằng tiếng Pháp cũng có ít nhất một vài chục bản dịch khác nhau. Phật giáo đã bắt đầu lan rộng và ăn sâu vào đời sống và văn hóa Tây Phương. Chỉ cần nhìn vào số sách báo Phật giáo bằng tiếng Pháp xuất bản hằng tháng do các học giả, triết gia, khoa học gia và các nhà sư Tây Phương trước tác, cũng đủ để hình dung sự phát triển của Phật giáo ở Phương Tây nhanh chóng và vững chắc như thế nào.

Người ta thường hình dung Phật giáo qua hai khía cạnh: Phật giáo "đại chúng" mang nặng tính cách từ bi và tín ngưỡng và Phật giáo "trí tuệ" hướng vào sự hiểu biết. Thế nhưng đấy chỉ là hai khía cạnh cực đoan của Phật giáo, sự Giác Ngộ cần đến cả hai khía cạnh này, nhưng đồng thời thì cũng vượt lên trên cả hai khía cạnh ấy. Qua dòng lịch sử Phật giáo trên toàn thể Á Châu, sau mỗi lần Pháp nạn xảy ra thì Phật giáo đều hồi sinh nhờ vào sức sống đã ăn sâu vào văn hóa và truyền thống dân tộc của từng quốc gia, thế nhưng các hình thức Phật giáo hồi sinh này chỉ là "Phật giáo đại chúng" mà thôi.

Hãy đơn cử một thí dụ điển hình, sau lần Pháp nạn thứ ba ở Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Phật giáo hồi sinh, nhưng đấy chỉ là các hình thức Phật giáo đại chúng, Thiền Tông và Kim Cương Thừa - nói chung là Phật giáo trí tuệ - gần như biến mất, Lão giáo thắng thế đã thay vào vai trò này. Thí dụ thứ hai là khi các đạo quân Hồi giáo tràn vào nước Ấn vào cuối thế kỷ XII, thì Phât giáo trí tuệ của thời vàng son biến mất, chỉ có Ấn giáo mang tính cách đại chúng và dân gian đã hồi sinh trở lại.

Sẽ phải thắp lên một ngọn đuốc cho riêng họ, để soi đường cho họ, hầu thích nghi với xã hội và nền văn hóa lâu đời của họ.

Sẽ phải thắp lên một ngọn đuốc cho riêng họ, để soi đường cho họ, hầu thích nghi với xã hội và nền văn hóa lâu đời của họ.

Bài liên quan

Phật giáo Tây Phương là một trường hợp đặc biệt, không những chưa từng trải qua một Pháp nạn nào mà còn được thừa hưởng cả một gia tài văn hóa, triết học và khoa học tân tiến, nên đã trở thành một Phật giáo rất tinh khiết và nhất là rất trí tuệ. Phật giáo của một số nước Á Châu cần phải học hỏi Phật giáo Tây Phương để tái lập lại một sự thăng bằng nào đó cho nền Phật giáo đại chúng của mình.

Thật ra hiện nay người Tây Phương còn tu tập rập khuôn theo các tông phái lớn như Kim Cương Thừa, Thiền Tông và Phật giáo Theravada, thế nhưng thách đố lớn nhất của họ là phải làm thế nào để xây dựng một nền Phật giáo cho họ. Thật hết sức hiển nhiên là họ sẽ phải thắp lên một ngọn đuốc cho riêng họ, để soi đường cho họ, hầu thích nghi với xã hội và nền văn hóa lâu đời của họ. Đấy là cách mà họ sẽ nêu cao ngọn đuốc Đạo Pháp để mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Giáo Huấn của Đức Phật ở Phương Tây, và theo các dấu hiệu cho thấy thì nhất định giai đoạn đó sẽ rất tích cực giúp cho Đạo Pháp trường tồn. Sau hết là thắc mắc mà nhiều người có thể nêu lên là qua bao nhiêu thử thách Đạo Pháp có còn giữ được sự trung thực hay không? Chúng ta ngày nay có còn bước đúng theo Con Đường mà Đức Phật đã vạch ra cho chúng ta hay không? Thật vậy, quả khó tránh khỏi một sự hoang mang nào đó khi nhìn vào tính cách đa dạng của Phật giáo ngày nay.

Thế nhưng thật ra thì sự đa dạng ấy cũng chỉ phản ảnh các cố gắng của các vị đại sư trong quá khứ nhằm diễn đạt những gì thật cao siêu trong Giáo Huấn của Đức Phật, và trên một mặt khác dù cho các phép tu tập có phức tạp hơn so với thời kỳ của Đức Phật, thì tất cả cũng chỉ mang tính cách phụ thuộc hay là những "phương tiện thiện xảo" với mục đích thích nghi với năng khiếu và xu hướng của người tu tập giúp họ đến gần hơn với giáo lý của Đức Phật mà thôi. Nếu trở lại với mô hình tiêu biểu của bản kinh Đại Bát Niết Bàn bằng tiếng Pa-li và các bản kinh Đại Thừa Đại Bát Niết Bàn bằng các tiếng Phạn và tiếng Hán, thì chúng ta sẽ có thể hình dung dễ dàng hơn các khía cạnh trên đây.

Nói cách khác là nếu muốn tìm hiểu cốt lõi - vô cùng thực dụng và thiết thực - của Đạo Pháp thì nên trở về với kinh điển bằng tiếng Pa-li, và nếu muốn đi xa hơn và ngưỡng mộ các khía cạnh siêu việt của Đạo Pháp, giúp mình hòa nhập sâu xa hơn với Giáo Huấn của Đức Phật thì nên tìm hiểu thêm kinh điển bằng tiếng Phạn và bước theo các vị đại sư Đại Thừa trong quá khứ, họ sẽ giúp mình ôm được nhiều lá simsapa hơn trong khu rừng mênh mông của Đạo Pháp.

Đó là hai sắc thái thật đặc thù của Phật giáo: một đằng bảo tồn thật trân quý nền Giáo Huấn do Đức Phật đưa ra, và một đằng thích ứng những gì siêu việt trong nền Giáo Huấn ấy với sự tiến hóa của nhân loại trong tất cả mọi lãnh vực, từ triết hoc, khoa học cho đến thói tục và truyền thống của các xã hội con người.

Dù mang hai khía cạnh hay sắc thái khá khác biệt nhau thế nhưng Phật giáo lúc nào cũng là Phật giáo, Đạo Pháp của Đức Phật không hề bị chia năm xẻ bảy để làm phát sinh ra các tôn giáo khác. Chẳng phải Phật giáo là một trong các tín ngưỡng lâu đời và nguyên vẹn nhất của nhân loại hay sao? Không có một tín ngưỡng nào - ngoài Phật giáo ra - có thể tạo được cho mình cả hai khía cạnh ấy. Phải chăng Giáo Huấn của Đức Phật luôn giữ được nguyên vẹn là nhờ vào quyết định của Ngài không trao Đạo Pháp vào tay bất cứ ai, kể cả các đệ tử của Ngài, mà chỉ khuyên mỗi người trong chúng ta hãy tự thắp lên ngọn đuốc soi sáng cho chính mình.

Quyết định siêu việt ấy không những cho thấy tầm nhìn thật xa của Đức Phật mà còn nói lên tình thương và cả sự tin tưởng của Ngài đối với mỗi người trong chúng ta hôm nay, không bắt chúng ta phải cầu xin và lệ thuộc vào ai cả. Nếu hiểu được điều đó thì chúng ta cũng không nên phụ lòng thương yêu và sự tin tưởng của Ngài đối với chúng ta, mà hãy can đảm và tự tin thắp lên ngọn đuốc soi đường cho mình, bởi vì đấy là cách giúp mình biết thương yêu chính mình, thương yêu chúng sinh và thương yêu Đức Phật, và đấy cũng sẽ là cách giúp cho Đạo Pháp được trường tồn.

-------------------------------------

Phụ lục

Cây simsapa: Năm 2008, một nữ Phật tử nguời Mỹ tên là Alexandra Parker đã xác định được cây simsapa, đó là một loại cây to, tên khoa học là Dalbergia sissoo Roxb, tên thông dụng là Shisham hay Sissoo, là một loại cây rừng và cũng được trồng nhiều trên toàn vùng bắc Ấn.

ây simsapa cho một loại gỗ quý màu đỏ gọi là

ây simsapa cho một loại gỗ quý màu đỏ gọi là "gỗ hồng Ấn Độ" (Indian redwood) dùng để đóng bàn ghế và các vật dụng bằng gỗ.

Cây simsapa cho một loại gỗ quý màu đỏ gọi là "gỗ hồng Ấn Độ" (Indian redwood) dùng để đóng bàn ghế và các vật dụng bằng gỗ. Người viết bài này có tham khảo một người bạn chuyên gia về thực vật, và được biết cây Dalbergia sissoo không có ở Việt Nam, thế nhưng cùng là một giống với cây Trắc và cây Cẩm Lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm