Ban hộ niệm không nhận tài vật là hoàn toàn đúng Chánh pháp
Tham gia hộ niệm là sự phát tâm cao cả với mong ước trợ duyên cho người vừa mất giữ vững câu niệm Phật, thành tựu cận tử nghiệp trong sạch để sinh về cõi lành.
Tiếp tục làm rõ và để có câu trả lời cho nhiều Phật tử thắc mắc về vấn đề: "Ban Hộ niệm người lâm chung có được được lấy tiền, tài vật khi hộ niệm hay không?" Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số Ban Hộ niệm ở các địa phương, xin được trích dẫn các câu trả lời:
- Cư sĩ Viên Thiền, trưởng BHN Thanh Liêm (Nghệ An): "Chúng tôi không nhận bất cứ một đồng nào, kể cả lời cảm ơn. Tôi tham gia hoạt động trong Ban Hộ niệm khoảng 10 mười năm, tôi nhận thấy hộ niệm mang ý nghĩa và lợi ích cho hai phía. Đây chính là sự phát tâm cao cả với mong ước trợ duyên cho người vừa mất giữ vững câu niệm Phật, thành tựu cận tử nghiệp trong sạch để sinh về cõi lành."
- Cư sĩ Nguyên Thuỷ, trưởng BHN Quảng Bình: "Chúng tôi không lấy tiền, không ăn uống ở gia đình gia chủ. Tôi tham gia Ban hộ niệm đã được 10 năm, tôi thấy hoạt động này rất ý nghĩa. Hộ niệm là một trong rất nhiều phương tiện hoằng pháp lợi sinh, vừa giúp người sắp mất hay người mới mất nương theo giáo pháp của Đức Phật để vững niềm tin trở về cố quận vừa gieo duyên lành, dẫn dắt thân nhân của họ quay về Chánh đạo."
- Cư sĩ Minh Giác, trưởng BHN Bà Rịa - Vũng Tàu: "Khi tham gia hoạt động trợ niệm, chúng tôi thực hiện với một mục đích đó là giúp cho người đã mất có cơ hội được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc bằng tâm từ bi, thanh tịnh. Tính đến nay, tôi đã hoạt động trong Ban Hộ niệm 15 năm.
Nhân duyên lành tôi đã có cơ hội được biết đến hoạt động hộ niệm, tội nhận thấy đây là việc làm rất ý nghĩa và có ích…Khi tham gia vào ban hộ niệm là mình đang tu tập hộ niệm cho mình cũng như gia đình mình…Chúng tôi sẵn sàng đi hộ niệm cho tất cả các trường hợp…với mục đích giúp người ta vãng sanh về cõi lành chỉ với tâm từ bi, thanh tịnh như đối với người thân trong gia đình mình vậy…Tôi cảm thấy may mắn khi được tham gia vào Ban Hộ niệm…
Trả lời câu hỏi về vấn đề có lấy tài vật của gia đình thân chủ không thì tôi trả lời là không, bởi đây chính là nguyên tắc khi tham gia hộ niệm".
- Thầy Thích Nguyên Thái, BHN ở Quảng Trị: "Tuân theo nguyên tắc khi tham gia hộ niệm, chúng tôi không nhận bất kỳ tài vật gì của gia đình thân chủ, hộ niệm là hoạt động do chúng ta phát tâm giúp người, niệm Phật cho hương linh giải thoát về cõi lành…hộ niệm là một trong rất nhiều phương tiện hoằng pháp lợi sinh, vừa giúp người sắp mất hay người mới mất nương theo giáo pháp của Đức Phật để vững niềm tin trở về cố quận vừa gieo duyên lành, dẫn dắt thân nhân của họ quay về Chánh đạo. Và trên hết, hộ niệm là cách vun đắp tình người, tình đạo cao đẹp qua mỗi đoạn nhân duyên gặp gỡ nơi cõi Ta-bà này..."
Hộ niệm là khi có người sắp sắp ra đi hay đã mất giúp họ có được chánh niệm; nghĩa là khi lâm chung mình giúp (hộ) cho người sắp/đã mất mà họ nhớ (niệm) Phật, lúc đó đồng tâm niệm Phật và tránh được cõi xấu ác.
Đây là việc mình nhắc nhở người bệnh luôn nhớ đến Phật, không nhớ đến duyên trần tránh gây trở ngại cho việc vãng sanh. Khi người sắp chết đau nhức rã rời, tâm thần bị tán loạn dễ bị tán tâm. Chính vì thế nên những người sắp ra đi rất cần người khác hộ niệm.
Người hộ niệm được thay phiên nhau niệm Phật liên tục, dùng chước phương tiện để giúp đỡ người bệnh và thân quyến. Người hộ niệm phải có tấm lòng bi cảm và hòa ái nhẫn nại, thể hiện lòng từ bi vị tha nhân ái cao cả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm