Thứ sáu, 28/02/2020, 15:29 PM

Bạn muốn thanh thản, hãy tha thứ cho người khác!

Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng từ bi ở một mức độ cao nhất – từ bi đối với cả những người đã làm tổn thương mình.

 > Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho mình

Jonathan Lockwood Huie, một tác giả được mệnh danh là “Triết gia của hạnh phúc”, từng nói: “Tha thứ cho người khác, không phải vì họ xứng đáng được tha thứ mà bởi vì bạn xứng đáng được thanh thản.” Khi biết buông bỏ và tha thứ, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng mở, không chỉ hạn cuộc trong thù hận. Khi đó bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều điều đáng để bạn quan tâm và cũng sẽ làm được nhiều việc ý nghĩa hơn. Câu chuyện dưới dây về nữ tổng thống của nước Liberia là minh chứng hết sức rõ ràng cho điều đó.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bà Ellen Johnson Sirleaf, nữ tổng thống của nước Liberia đã phải lưu vong ba lần ở Guinea trước khi được bầu làm tổng thống. Mỗi khi cận kề cái chết, bà lại nghĩ rằng một ngày nào đó bà chắc chắn sẽ vùng lên đánh bại những kẻ thù chính trị của mình và sẽ bắt họ phải chịu đựng những đau khổ tương tự. Tuy nhiên một trải nghiệm đặc biệt đã khiến bà thay đổi tư tưởng.

Một ngày nọ, khi đang ở gần một ngôi làng, đột nhiên bà nghe thấy tiếng súng nổ. Weser, người vệ sĩ được đào tạo chuyên nghiệp đã lập tức đẩy bà xuống đất. Mặc dù bà đã được cứu, nhưng viên đạn ác nghiệt đã cướp đi mạng sống của Weser. Sau đó bà phát hiện ra kẻ bóp cò chính là hàng xóm của Weser, một thanh niên trẻ tuổi tên là Asa. Asa đã được thuê để ám sát bà.

Mười ba năm sau, Ellen Johnson Sirleaf một lần nữa đến thăm ngôi làng ấy và bắt gặp mẹ của Weser đang tặng đồ ăn cho mẹ của Asa. Bà hỏi tại sao mẹ Weser làm vậy và người mẹ trả lời rằng: “Sau sự việc 13 năm trước, Asa đã bỏ trốn và vẫn bặt vô âm tín. Mẹ của cậu ta đang bị bệnh, lại phải sống trong cảnh nghèo khổ không còn gì để ăn…”

Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng từ bi ở một mức độ cao nhất – từ bi đối với cả những người đã làm tổn thương mình.

Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng từ bi ở một mức độ cao nhất – từ bi đối với cả những người đã làm tổn thương mình.

Tha thứ để hóa giải oán thù

Sirleaf không nhịn được bèn nhắc lại với bà mẹ tốt bụng rằng: “Nhưng bọn họ là kẻ thù của chúng ta! Con trai bà ta đã giết Weser!” Câu trả lời của người mẹ khiến nữ tổng thống một lần nữa phải kinh ngạc: “Tất cả đã qua rồi. Lấy oán báo oán, trả thù chỉ tăng thêm hận thù nhiều hơn.” Những lời của bà mẹ đã để lại cho Sirleaf một bài học sâu sắc. Đất nước Liberia bị chiến tranh tàn phá cần sự tha thứ hơn là lòng thù hận!

Kể từ đó, Sirleaf đã tha thứ cho những kẻ thù cũ của mình và nhận được sự cảm thông và ủng hộ từ những người Liberia. Bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên đắc cử trong lịch sử châu Phi. Bà đã tạo ra tương lai của chính mình bằng cách tha thứ và đối xử tốt với kẻ thù của mình. Đây chính là sức mạnh của sự tha thứ xuất phát từ thiện tâm.

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp rốt ráo giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận.

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp rốt ráo giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận.

Nâng niu tâm sân hận

Một người khoan dung biết tha thứ cho người khác sẽ phát xuất ra ánh hào quang của từ bi. Ánh hào quang ấy chiếu sáng những người xung quanh và chính bản thân họ. Khi một người thực sự oán không hận, người ấy mới có thể cảm nhận được sự thanh thản từ đáy lòng. Họ sẽ được ban phúc lành và con đường sẽ trải dài trước mặt họ. Ngược lại, một người tâm đầy thù hận sẽ không bao giờ thiện đãi người khác, họ bị chôn sâu trong chiếc nhà tù hận thù do chính mình tạo nên. Ngọn lửa hận thù sẽ khiến họ mất lý trí. Nó cũng giống một thanh gươm tẩm độc, không những làm người khác bị thương, mà còn làm hại chính chủ nhân của nó.

“Sân” – độc tố nguy hại nhất trong con người

Sân hận chính là nguồn gốc của sự tức giận và bắt đầu cái ác. Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau.

Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ… Nếu trong tâm có những con rắn độc tham, sân, si thì phải mau trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng làm hại” (Kinh Di giáo).

Lòng sân hận chẳng những làm cho tự thân bị bức bách, khổ não mà còn mang lại sự bất an cho tha nhân và xã hội. Đối với bản thân, người ôm lòng sân hận dễ gây lầm lỗi, tạo những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và đời sau.

Lòng sân hận thật đáng sợ

Khi cơn giận nổi lên, người ta không làm chủ được cảm xúc, không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện. Lòng sân hận che mờ tâm trí khiến cho con người không nhận ra bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách tích cực, đúng đắn có lợi cho mình và người. Lòng sân hận khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc, cuộc sống mất đi niềm vui, ý nghĩa.

Chuyển hoá hạt giống “Sân”

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp rốt ráo giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận. Như vậy, ta sẽ mở rộng lòng, hướng thiện và vị tha hơn.

Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi đã bị tổn thương, bị bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi.

Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải là xóa đi, chối bỏ đi những điều xấu mà người khác gây ra, mà là khuyến khích bản thân “đóng khung” lại những vết thương cũ và bình tâm quan sát chúng lành lại.

“Học thua và học tha thứ là khó nhất trên đời”

Sự tha thứ cho phép quá khứ trôi qua, dù không có nghĩa là xóa hết những gì đã xảy ra, nhưng nó giúp giảm bớt và thậm chí loại bỏ quá khứ khổ đau để những bất hạnh trong quá khứ không còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai nữa.

Theo Phật giáo, tha thứ là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc. Đức Phật dạy việc cố chấp, không tha thứ sẽ làm bản thân chúng ta đau khổ. Ai không thể buông bỏ những điều (sai trái) mà người khác gây ra cho mình thì cũng không thể buông bỏ được sự hận thù, đau khổ khỏi bản thân. Hận thù kéo theo đau khổ và càng nhiều đau khổ thì ta lại càng dày vò quá khứ, càng nung nấu hận thù. Tha thứ cho người khác cũng như tha thứ cho bản thân mình là một bước quan trọng trong việc đạt tới sự an lạc và giác ngộ. Buông bỏ hận thù và tha thứ cho những người đã làm tổn hại mình sẽ giúp chúng ta tinh tiến trong việc tu tập.

Để đạt được sự an lạc, chúng ta cần phát triển trí tuệ và từ bi. Cần phải có những hoàn cảnh dẫn đến sự đau khổ thì chúng ta mới có cơ hội tăng trưởng trí tuệ và từ bi. Do vậy, những hoàn cảnh bất lợi, gây tổn thương cho chúng ta cũng đồng thời là nguồn chất liệu để chúng ta tu tập. Chúng ta không nên thù hằn những người đã gây ra hoàn cảnh bất lợi đó.

Cũng như rác rưởi và hoa màu, mới nhìn thì không thấy có sự liên quan gì với nhau và ai cũng thích hoa mà ghét rác, nhưng một người làm vườn thì lại không ghét, không xua đuổi rác bởi ông ta có thể dùng rác để ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, cây sẽ nở hoa đẹp. Thực hành tha thứ chính là thực hành tăng trưởng trí tuệ và lòng từ bi.

Khái niệm nhân quả là trung tâm của Phật Giáo. Mỗi người hành động đều do sự tác động của những Nhân nào đó. Để tha thứ cho người đã có những hành vi chưa tốt, làm tổn hại đến tổ chức hay cá nhân nào đó thì chúng ta hãy đặt mình vào địa vị người đó, cố gắng hiểu tại sao người ấy làm như thế. Giả định rằng người đó không phải là người xấu, nhưng chỉ làm một việc sai. Chúng ta hãy cố gắng hiểu và cảm thông.

Tha thứ còn là một biểu hiện của lòng từ bi. Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng từ bi ở một mức độ cao nhất – từ bi đối với cả những người đã làm tổn thương mình.

Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình. Mọi người cũng như bản thân chúng ta đều chỉ là con người bình thường, sẽ có những lúc sai lầm, sẽ có những lúc vô tình làm tổn thương người khác. Chúng ta không nên oán trách, ghét bỏ hay cô lập họ. Hiểu được như vậy thì chúng ta cần có cách nhìn “đồng bệnh tương lân”, thông cảm, tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để có thể tự tha thứ cho bản thân mình những khi mình cũng sai lầm.

Tha thứ bằng tấm lòng từ bi thì đó là chiếc cầu nối mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương!

Những câu chuyện Phật dạy về sự tha thứ đáng suy ngẫm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm