Bao giờ hết bệnh vô cảm?
Chưa bao giờ dư luận lại bức xúc, lo lắng trước bệnh vô cảm của xã hội đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Người mắc bệnh này không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn… và có lối ứng xử “vô cảm” trước khó khăn, nguy hiểm của những người xung quanh.
Gần đây nhất là vụ việc một cô gái bị tai nạn giao thông tại TPHCM bị tử vong trước sự bàng quang, vô cảm của người gây tai nạn lẫn nhiều người bất ngờ chứng kiến nhưng bình thản bỏ đi với nhiều nguyên nhân.
Đâu đã vậy đâu hiếm gì những trường hợp người ta “vô cảm” trước một sự hiếp đáp dã man, tập thể thiếu văn hóa, thiếu tính người của một đám đông trước một nạn nhân đơn độc đang cầu cứu khẩn thiết. Đây sự vô cảm của một đám đông nam thanh, nữ tú đang ngồi chễm chệ trên những chiếc băng ghế xe buýt. Họ vừa ngồi, vừa ăn uống vô tư đùa giỡn trong khi có nhiều cụ già, trẻ em, phụ nữ có thai đang đứng rất vất vả vì không có chỗ ngồi.
Đây một cụ già đang run rẩy, khó nhọc định đi ngang giao lộ đầy xe nhưng không một ai tiến đến giúp đỡ dù họ đã nhìn thấy chuyện nầy. Họ có nhiều thời gian rung đùi, nghe nhạc nhưng vẫn để mặc cụ già trước dòng xe chen kín mà cũng chưa biết đến bao giờ cụ già ấy mới sang được bên kia đường.
Đó một túi rác to tướng ai đó đã ném xuống từ một chiếc xe du lịch sang trọng suýt nữa đã rơi vào mặt của một người đang chạy xe máy. Dòng người vẫn cứ lưu thông. Chiếc túi rác ấy cứ nằm đó từ sáng đến chiều và chỉ mất đi khi chiếc xe rác công cộng đến làm nhiệm vụ.
Đó một viên gạch vô tình của ai đó đánh rơi giữa lộ, không một ai đến nhặt để đem chúng vào lề để rồi người té xe vì cán phải viên gach nguy hiểm ấy xảy ra liên tục.
Và đây những tên móc túi, trấn lột công khai trên các chuyến xe vận tải công cộng, trên các chuyến xe liên tỉnh. Tài xế, phụ xế và nhiều hành khách đều biết, đều thấy nhưng không một ai dám lên tiếng cảnh báo, phãn ứng vì sợ bọn chúng trả thù.
Nhiều và rất nhiều trường hợp “vô cảm” diễn ra ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu trung với nhiều nguyên nhân: sợ vạ lây, sợ trả thù, sợ mất thời gian cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng… và cứ như thế con dịch bệnh "vô cảm” ngày càng phát triển đáng báo động.
Nhiều người tự hỏi nhau: Bệnh “vô cảm” có từ đâu? Phương thức “điều trị” như thế nào? Và cũng chính họ tự đưa ra lời giải: Bệnh có từ sự lo lắng, vô tư, ngại khó, lùi bước trước cái xấu, cái ác. Liều thuốc điều trị hữu hiệu nhất là sự khéo léo, linh động, kiên quyết, tự tin, dũng cảm để mạnh dạn bảo vệ lẽ phải.
Và hơn lúc nào hết, sự kiên quyết với cái xấu cần được thực hiện trên tinh thần tập thể của cộng đồng để nhân đôi sức mạnh. Một người, hai người, ba người rồi nhiều người cũng đứng lên đấu tranh cho công lý thì không cái ác, cái xấu nào có thể ngăn chặn được.
Và cũng cần lắm một sự tôn vinh, điển hình, biểu dương, khen thưởng thật thỏa đáng với những “Lục Vân Tiên” trong cuộc sống hôm nay để lòng tốt được nhân lên, người tốt càng nhiều hơn để đủ sức đầy lùi những cái xấu, cái ác đã và đang làm băng hoại xã hội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm