Vì sao căn bệnh thờ ơ, vô cảm ngày càng trầm trọng?
Chưa bao giờ dư luận lại bức xúc, lo lắng trước bệnh vô cảm của xã hội đang diễn ra khắp nơi. Người mắc bệnh nầy không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình đô học vấn… và có lối ứng xử như nhau là “vô cảm” trước những khó khăn, nguy hiểm của những người xung quanh.
Gần đây dư luận đang lên án việc có tới 60 người bỏ qua vụ tai nạn của hai nạn nhân trong 10 phút xem qua camera. Trong đó, người gây tai nạn đã xuống xe xem nạn nhân còn sống không rồi bỏ lên xe đi thẳng, có khá nhiều người đi qua, ngó lơ hoặc xì xào rồi đi tiếp. Vụ tai nạn đó, khiến một nữ nạn nhân bị tử vong trước sự bàng quang, vô cảm của người gây tai nạn lẫn nhiều người bất ngờ chứng kiến nhưng bình thản bỏ đi với nhiều nguyên nhân.
Trong vòng khoảng 11 phút mà clip ghi lại, có 5 ô tô con (kể cả 1 chiếc taxi liên quan trực tiếp vụ tai nạn), 1 chiếc xe tải, hơn 32 chiếc xe máy, 1 chiếc xe đạp đi qua vị trí cô gái trẻ nằm bất động... Rất nhiều người đi qua nhưng không dừng lại, có người dừng lại rồi lại bỏ đi. Sự việc đang gây nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.
Lý giải trường hợp này, nhiều ý kiến cho rằng, số người thờ ơ một phần là do gần đây, người cứu người bị nạn lại hay bị hiểu lầm là người xấu, nên dễ bị "ăn đòn" hoặc vây đánh, dù người ta chưa hiểu lý do, nhưng cứ đánh cái đã. Chính vì vậy, không muốn bị dính vào phiền phức, người ta chọn giải pháp đi thẳng...
Từ bao giờ, sự vô cảm lại tràn ngập, và trở thành chuyện bình thường?
Đâu đã vậy đâu hiếm gì những trường hợp người ta “vô cảm” trước một sự hiếp đáp dã man, tập thể thiếu văn hóa, thiếu tính người của một đám đông trước một nạn nhân đơn độc đang cầu cứu khẩn thiết. Đây sự vô cảm của một đám đông nam thanh, nữ tú đang ngồi chễm chệ trên những chiếc băng ghế xe buýt. Họ vừa ngồi, vừa ăn uống vô tư đùa giỡn trong khi có nhiều cụ già, trẻ em, phụ nữ có thai đang đứng rất vất vã vì không có chỗ ngồi.
Đây một cụ già đang run rẫy, khó nhọc định đi ngang giao lộ đầy xe nhưng không một ai tiến đến giúp đỡ dù họ đã nhìn thấy chuyện nầy. Họ có nhiều thời gian rung đùi, nghe nhạc nhưng vẫn để mặc cụ già trước dòng xe chen kín mà cũng chưa biết đến bao giờ cụ già ấy mới sang được bên kia đường.
Đó một túi rác to tướng ai đó đã ném xuống từ một chiếc xe du lịch sang trọng suýt nữa đã rơi vào mặt của một người đang chạy xe máy. Dòng người vẫn cứ lưu thông. Chiếc túi rác ấy cứ nằm đó từ sáng đến chiều và chỉ mất đi khi chiếc xe rác công cộng đến làm nhiêm vụ.
Đó một viên gạch vô tình của ai đó đánh rơi giữa lộ, không một ai đến nhặt để đem chúng vào lề để rồi người té xe vì cán phải viên gach nguy hiểm ấy xảy ra liên tục. Và đây những tên móc túi, trấn lột công khai trên các chuyến xe vận tải công cộng, trên các chuyến xe liên tỉnh. Tài xế, phụ xế và nhiều hành khách đều biết, đều thấy nhưng không một ai dám lên tiếng cảnh báo, phản ứng vì sợ bọn chúng trả thù.
Nhiều và rất nhiều trường hợp “vô cảm” diễn ra ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu trung với nhiều nguyên nhân: sợ vạ lây, sợ trả thù, sợ mất thời gian cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng… và cứ như thế con dịch bệnh “vô cảm” ngày càng phát triển đáng báo động.
Nhiều người tự hỏi nhau: Bệnh “vô cảm” có từ đâu? Phương thức “điều trị” như thế nào? Và cũng chính họ tự đưa ra lời giải: Bệnh có từ sự lo lắng, vô tư, ngại khó, lùi bước trước cái xấu, cái ác. Liều thuốc điều trị hữu hiệu nhất là sự khéo léo, linh động, kiên quyết, tự tin, dũng cảm để mạnh dạn bảo vệ lẽ phải.
Và hơn lúc nào hết, sự kiên quyết với cái xấu cần được thực hiện trên tinh thần tập thể của cộng đồng để nhân đôi sức mạnh. Một người, hai người, ba người rồi nhiều người cũng đứng lên đấu tranh cho công lý thì không cái ác, cái xấu nào có thể ngăn chặn được. Và cũng cần lắm một sự tôn vinh, điển hình, biểu dương, khen thưởng thật thỏa đáng với những “ Lục Vân Tiên” trong cuộc sống hôm nay để lòng tốt được nhân lên, người tốt càng nhiều hơn để đủ sức đầy lùi những cái xấu, cái ác đã và đang làm băng hoại xã hội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm