Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/10/2022, 18:01 PM

Bát chánh đạo với tam vô lậu học

Tam vô lậu học là ba pháp học tập để dẫn đến đời sống vô lậu, tức là sống đời sống không bị rơi vào sinh tử luân hồi. Vô lậu học giới là phần thứ nhất trong ba pháp vô lậu học và nó cũng làm nền tảng cho vô lậu học định và vô lậu học tuệ.

* VÔ LẬU HỌC GIỚI: Tức là học tập và thực hành học giới, để dẫn đến đời sống vô lậu, đời sống giải thoát. Giới nói theo tiếng Phạn là Sìla, nó có khả năng phòng hộ các căn, không cho các trần cấu quấy nhiễm. Và nó cũng có khả năng phòng hộ ba nghiệp, không để cho ba nghiệp hành động một cách sai lầm dẫn đến những kết quả khổ đau. Giới ngoài ý nghĩa phòng hộ, nó còn là động cơ thúc đẩy ba nghiệp thực hành mọi thiện pháp.Như vậy, “Sìla” hay giới được biểu hiện như là luân lý, đạo đức, và học tập giới, chính là học tập đời sống đạo đức, bằng cách chuyển đổi mọi ác nghiệp thành thiện nghiệp.

Vì nghiệp (Karma) xác định sự hiện hữu của con người và chúng sanh, hay nói theo lập trường của luận Câu xá:

“Thế biệt do nghiệp sinh

Tư cập tư sở tác

Tư tức thị ý nghiệp

Sở tác thị thân ngữ”.

Nghĩa là sự sai biệt của thế gian là do nghiệp sinh khởi. Đó là Tư và điều được tác động bởi Tư. Tư tức là ý nghiệp và điều được tác động bởi Tư tức là thân và ngữ.

Giới có khả năng phòng hộ ác nghiệp và làm cho ba nghiệp trở nên thanh tịnh.

Giới có khả năng phòng hộ ác nghiệp và làm cho ba nghiệp trở nên thanh tịnh.

Nghiệp (Karma): xác định mọi sự hiện hữu sai khác của tất cả chúng sanh trong thế gian. Và mọi sự sai khác của chúng sanh trong thế gian được xác định bởi nghiệp. Nghiệp là hành vi tạo tác có cố ý và luôn luôn xảy ra trong thời gian hiện tại. Và chính hành vi của con người, của chúng sanh như thế nào, thì nó sẽ khẳng định con người và chúng sanh là như thế ấy.

Chẳng hạn, hành động giết người sẽ khẳng định người ấy là kẻ giết người. Và như vậy, đó là kẻ ác. Trái lại, một hành động cứu giúp kẻ khác thoát khỏi sự chết chóc, hành động cứu giúp ấy, khẳng định kẻ kia như là một người hiền thiện.

Một hành động thiện hay ác theo Phật giáo phải có đủ bốn tiêu chuẩn. Hành động ấy, gây nên hạnh phúc cho mình và kẻ khác trong hiện tại và trong tương lai. Và hành động ác thì ngược lại, nghĩa là gây thiệt hại cho mình và kẻ khác không những trong hiện tại mà ngay cả trong tương lai nữa.

Hành động thiện, chính là dẫn đến niềm vui và an lạc. Nhưng, niềm vui và sự an lạc nào chỉ có trong thoáng chốc, và sau đó là những cảm giác khó chịu, sầu muộn và khổ đau, thì đó không phải là chơn thiện, không phải là chơn hạnh phúc, an lạc. Trái lại, niềm vui và sự an lạc nào do hành động thiện đem lại, thời gian dễ chịu, êm ái càng kéo dài bao nhiêu, thì giá trị của hành động thiện được đánh giá bằng những mức độ cao bấy nhiêu. Và lại nữa, cảm giác hạnh phúc và an lạc liên tục kéo dài cho đến vô tận, nghĩa là không bao giờ chấm dứt, thì sự an lạc hạnh phúc ấy, gọi là hạnh phúc an lạc của Niết-bàn, và chỉ có Niết-bàn mới gọi là điều thiện tối thắng.

Hành động để dẫn đến sự an lạc tối thắng của Niết-Bàn, hay là điều thiện tối thắng, hành động ấy gọi là Chánh nghiệp.

Học tập và thực hành thiền định dẫn đến đời sống giải thoát, không còn bị vướng mắc ở trong sinh tử luân hồi.

Học tập và thực hành thiền định dẫn đến đời sống giải thoát, không còn bị vướng mắc ở trong sinh tử luân hồi.

Như vậy, Sìla hay Giới có khả năng phòng hộ ác nghiệp và làm cho ba nghiệp trở nên thanh tịnh. Và điều này đã được luật Tứ Phần nói rất rõ trong phần tóm lược các Giới kinh của chư Phật, có bài kệ như sau:

“Thiện hộ ư khẩu ngôn

Tự tịnh kỳ chí ý

Thân mạc tác chư ác

Thử tam nghiệp đạo tịnh

Năng đắc như thị hành

Thị Đại Tiên Nhân Đạo”.

Nghĩa là:

“Khéo phòng hộ lời nói

Tâm chí tự lắng trong

Thân không làm các ác

Ba nghiệp đạo này tịnh

Thực hành được như thế

Là Đạo Đấng Đại Tiên”.

Đây là Giới kinh mà đức Phật Thích-ca đã giảng dạy cho chúng Tỳ-Kheo trong mười hai năm đầu.

Ba nghiệp thanh tịnh là do sự hành trì thanh tịnh giới. Nếu không có giới, thì ba nghiệp không biết dựa vào đâu để có được sự thanh tịnh.

Theo luận Câu Xá, nghiệp (Karma) tạo nên sự đa dạng và sai thù của chúng sanh trong thế gian về quả báo thiện và ác, thì Sìla hay Giới là để phòng hộ mọi ác nghiệp ở nơi thân, ngữ và ý. Đồng thời cũng là năng lực thúc đẩy mọi hoạt động của thân, ngữ, ý phù hợp với thiện vô lậu, tức là Niết-bàn.

Như vậy, Giới dẫn dắt hành động của thân, ngữ và ý đến chỗ hợp lý. Chỗ hợp lý ấy chính là Niết-bàn.

Thế nên, trong Bát Chánh Đạo thì Chánh nghiệp được xem như là Giới và Giới là Chánh nghiệp. Chánh ngữ và Chánh mạng cũng vậy. Nghĩa là ở trong Tam vô lậu học thì chúng thuộc về Giới vô lậu học.

Vì một người hành trì thanh tịnh giới không thể nào có một đời sống tà nghiệp, tà ngữ và tà mạng.

Do đó, ba thành phần trong tám yếu tố của Thánh đạo đã nêu ra ở trên được xem như là Vô lậu học giới.

Bát Chánh Đạo hay Tam vô lậu học đều có chung mục đích phòng hộ mọi ác nghiệp của thân, ngữ và ý. Và mỗi khi thiện vô lậu đã được phát khởi thì đó là thiện Niết-Bàn đã bắt đầu có mặt.

Bát Chánh Đạo hay Tam vô lậu học đều có chung mục đích phòng hộ mọi ác nghiệp của thân, ngữ và ý. Và mỗi khi thiện vô lậu đã được phát khởi thì đó là thiện Niết-Bàn đã bắt đầu có mặt.

* VÔ LẬU HỌC ĐỊNH: Tức là học tập và thực hành thiền định dẫn đến đời sống giải thoát, không còn bị vướng mắc ở trong sinh tử luân hồi.

Thực tập thiền định vô lậu, tức là làm cho thân tâm đình chỉ mọi khát ái, hay nói cách khác mọi khát ái đang khô dần ở trong tâm hồn của người đang thực hành thiền định vô lậu.

Ở trong Bát Chánh Đạo, thì ba yếu tố Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định được xem như là Vô lậu học định.

* VÔ LẬU HỌC TUỆ: Tức là trí tuệ vô lậu, trí tuệ vô lậu là con đường dẫn thoát khổ đau và sinh tử, con đường đưa đến giác ngộ.

Trí tuệ vô lậu này phát sinh không phải do sự suy luận hay học hỏi mà chính do sự hành trì thanh tịnh giới vô lậu và thiền định vô lậu.

Ở trong Bát Chánh Đạo, thì Chánh tư duy và Chánh kiến được xem như là Vô lậu học tuệ.

Bát Chánh Đạo phối hợp với Tam vô lậu học như vậy, ta có thấy ở trong kinh Cùlavedalla (Hữu Minh Tiểu Kinh) và Giải Thoát Đạo Luận của Ưu Ba Đề Sa.

Tuy nhiên, sự phối hợp như vậy, chúng chỉ có giá trị ở mặt tương đối. Còn đối với mặt tuyệt đối, thì chúng không phải nhất định là như vậy.

Và chính ở trong giới có định và trong định có giới, trong tuệ có giới và trong giới có tuệ; trong giới có định có tuệ; trong định có tuệ có giới và trong tuệ có giới có định…

Nhìn một cách sâu sắc và tế nhị, thì lằn mức giữa Giới, Định, Tuệ thật khó phân định, vì trong đời sống tu tập để hướng đến giải thoát và Niết-bàn, thì ba yếu tố ấy không thể nào tách biệt khỏi nhau, chúng là thế chân vạc, nếu thiếu một thì hai cái kia không thể có mặt.

Bởi vậy, sự phân định lằn mức giữa Giới, Định và Tuệ chỉ có một giá trị tương đối, thì sự phối định Bát Chánh Đạo vào trong Giới, Định, Tuệ không phải là sự phối định tuyệt đối.

Vì sao? Vì Chánh tinh tấn không phải chỉ có mặt nhất định ở trong Vô lậu học định mà nó cũng có thể có mặt ở trong Vô lậu học giới cũng như ở trong Vô lậu học tuệ nữa.

Vì, nếu hành trì giới mà thiếu Chánh tinh tấn thì khả năng phòng hộ của giới không kiên quyết, bờ đê phòng hộ của giới có thể bị các trần tướng xói mòn và đâm thủng. Vì vậy mà có những trường hợp phạm giới và hủy giới.Và, nếu thực hành Chánh tư duy hoặc Chánh kiến mà không nỗ lực thường xuyên, thì chắc chắn sự tư duy sẽ không thấu đáo và sự hiểu biết cũng không thể nào quán triệt.

Do đó, ở trong lĩnh vực Tuệ vô lậu học cũng không thể vắng mặt Chánh tinh tấn.

Thiện của Niết Bàn có mặt là kết quả do thực hành Giới, Định, Tuệ hay thực hành Bát Chánh Đạo.

Thiện của Niết Bàn có mặt là kết quả do thực hành Giới, Định, Tuệ hay thực hành Bát Chánh Đạo.

Như vậy, Chánh tinh tấn không những chỉ có mặt ở Định mà còn luôn luôn có mặt ở Giới và Tuệ nữa.

Nói gọn lại, Bát Chánh Đạo đối với Tam vô lậu học, cả hai đều tương dung tương nhiếp với nhau. Tam vô lậu học có mặt ở trong Bát Chánh Đạo và Bát Chánh Đạo có mặt ở trong Tam vô lậu học, hoặc Bát Chánh Đạo là hình thức khai triển của Tam vô lậu học và Tam vô lậu học là cái lõi thu hẹp của Bát Chánh Đạo.

Do đó, nhìn từ khía cạnh thực hành và cốt lõi thì Bát Chánh Đạo là Giới, Định, Tuệ và Giới, Định, Tuệ là Bát Chánh Đạo. Nên, bất cứ ai thực tập được Giới, Định, Tuệ thì người ấy thành tựu được Bát Chánh Đạo và cũng chíng là thành tựu Giới, Định và Tuệ.

Kết luận phần này cho chúng ta thấy; Bát Chánh Đạo hay Tam vô lậu học đều có chung mục đích phòng hộ mọi ác nghiệp của thân, ngữ và ý. Và mỗi khi thiện vô lậu đã được phát khởi thì đó là thiện Niết-Bàn đã bắt đầu có mặt.

Thiện của Niết Bàn có mặt là kết quả do thực hành Giới, Định, Tuệ hay thực hành Bát Chánh Đạo.

Vậy, trên hình thức thì Bát Chánh Đạo và Giới, Định, Tuệ xem như là hai, nhưng thực chất của nội dung và mục đích, thì cả hai chỉ là một.

Thế nên Bát Chánh Đạo đối với Giới, Định, Tuệ là một. Và chúng là con đường đưa đến Niết-Bàn tối thượng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm