Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/08/2019, 16:31 PM

Ý nghĩa chuông, trống Bát Nhã

Trong nhà Phật, mỗi một pháp cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt, riêng có. Tiếng trống, tiếng mõ hay tiếng chuông trong thiền gia khi cất lên lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Và mỗi pháp cụ khi sử dụng, đều có phương pháp và cách thức riêng.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Chuông trống Bát Nhã rất quan trọng trong thiền môn. Chuông là một loại pháp khí được đúc bằng kim loại, phát ra âm thanh vang rền và thanh thoát, hình dáng của chuông được làm theo các hình tháp hay hình bát rỗng.

Chuông Bát nhã

Chuông Bát nhã

Chuông được coi là biểu trưng cho trí tuệ. Mỗi khi âm thanh huyền diệu ngân vang thì đó chính là lời triệu gọi làm tỉnh giấc bao tâm hồn đang ngủ say trong lầm mê, khổ ải và thanh lọc bao cõi lòng của người con Phật.

Tiếng chuông vang lên dứt trừ vọng nghiệp trần thế, thông suốt khắp mười phương, thấu đến cõi địa ngục, vạn loài chúng sinh khi nghe thấy liền bớt đau khổ và được giải thoát. Tam đường (địa ngục, ngã quỷ, súc sinh) cùng Bát nạn được tiêu tan. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của thiền môn có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham, sân, si mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Trống Bát nhã.

Trống Bát nhã.

Trống là một trong những loại nhạc khí được sử dụng rộng rãi thường làm bằng đá, cây, đồng… Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà nó có công năng khác nhau, nhưng riêng ở Phật giáo, tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp và là âm thanh truyền tải giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh. Đây là một trong những phương tiện để nhắc nhở người con Phật luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, sẻ chia,… Chúng sinh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc, nơi chư Phật đón chờ.

“Bát Nhã” tiếng Sanscrit là Prajnà, tiếng Pali là Panna, chữ Hán dịch là Trí tuệ hay Tuệ minh. Đó là một loại trí tuệ sáng suốt, thanh tịnh, không còn bị chi phối bởi phiền não, uế trược, phiền hà. Đó là trí tuệ đệ nhất. Bát nhã là mầm mống trí tuệ siêu việt, cao tột, thậm thâm vi diệu, vốn sẵn có trong mỗi người nhưng vì bị vô minh, ái dục che mờ nên con người không tự biết.

Chúng Tăng thỉnh Trống Bát nhã

Chúng Tăng thỉnh Trống Bát nhã

Vì vậy, tiếng chuông, tiếng trống là hai thứ tiếng có sức mạnh thúc giục giúp cho con người khai sáng tiềm lực, mở thông trí tuệ, hiện hữu. Tiếng chuông trống Bát Nhã kêu gọi con người thức tỉnh, thôi thúc con người thắp lên ngọn đèn trí tuệ soi sáng con đường đi đến giải thoát. Một khi trí tuệ và chánh pháp hòa vào nhau thì sẽ tạo âm vang vào lòng người, đánh động lương tri, khơi dậy thiện căn và cũng là ngọn nến thắp sáng bóng tối vô minh, tìm ra Phật tính. Đó cũng chính là lúc con đường giác ngộ được mở thông, hạt giống bồ đề trong tâm thức được tăng trưởng.

Chuông trống Bát Nhã thường đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền giới, sám hối, cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh... Và mỗi khi đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chứng minh. Đồng thời cung nghinh chư Tôn Đức và cũng để cho mọi người chú ý nhiếp tâm trở về với chánh niệm. Về cách thức đánh chuông trống Bát Nhã cho đúng, người đánh cần phải y cứ vào bài kệ:

“Bát nhã hội ( 3 lần )

Thỉnh Phật thượng đường

Đại chúng đồng văn Bát nhã âm

Phổ nguyện pháp giới đẳng hữu tình

Nhập Bát nhã ba la mật môn ( 3 lần )”.

Muốn đánh chuông trống bát nhã cho đúng theo bài kệ trên, thì người học cần phải học trực tiếp với những vị đã biết qua.

Tiếng chuông, tiếng trồng khi vang lên nhằm thức tỉnh, nhắc nhở chúng Tăng, Ni cũng như Phật tử tại gia phải luôn nhớ đến Phật tính sẵn có ở nơi chính mình

Tiếng chuông, tiếng trồng khi vang lên nhằm thức tỉnh, nhắc nhở chúng Tăng, Ni cũng như Phật tử tại gia phải luôn nhớ đến Phật tính sẵn có ở nơi chính mình

Bài liên quan

Về ý nghĩa, ngoài âm vang của tiếng trống làm cảnh tỉnh vạn loài chúng sinh ra, âm vang của tiếng trông này còn nhằm nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí tuệ sáng suốt, bởi trí tuệ rất quan trọng. Dù cho chúng Tăng tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu trí tuệ chỉ đạo, hướng đường thì coi như sự tu hành bằng không, không đạt đến cảnh giới giải thoát. Nếu không có trí huệ sáng suốt để nhận biết chính tà, gian trá hay thật thà, thì trong khi ứng dụng tu hành sẽ khiến cho người tu dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà đạo.

Vì Bát Nhã quan trọng như thế, nên chư Tổ mượn hình thức tiếng trống, để khi đánh lên nhằm thức tỉnh, nhắc nhở chúng Tăng, Ni cũng như Phật tử tại gia phải luôn nhớ đến Phật tính sẵn có ở nơi chính mình mà phát huy Phật tính đó. Khi nghe âm thanh của những pháp khí như trống, chuông, mõ … thì người nghe mau chóng hồi tâm thức tỉnh, tinh tấn để gắng lo tu niệm. Phải hết lòng siêng năng làm lành lánh dữ, không nên gây tạo những nghiệp ác để chuốc lấy quả khổ đau.

Tiếng chuông hay tiếng trống đều là loại pháp khí mang ý nghĩa sâu sắc trong sự tồn tại và phát triển của Phật giáo và mang ý nghĩa tâm linh trong tâm hồn những ai là người con Phật. Hồi chuông, hồi trống vang lên làm cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành tìm về bến bờ giác. Vì thế, chuông trống Bát Nhã rất quan trọng trong thiền môn, mỗi khi ngân vang là lời nhắc nhở cho con người trang bị hành trang trí tuệ trên lộ trình giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm