Oṃ là ý nghĩa căn đề của chữ ब्रह्मन् (brahman), là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.
प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम् hay प्रज्ञा पारमिता हॄदय सूत्रं hoặc प्रज्ञा पारमिता हृदयम् सूत्र |
Prajñāpāramitāhṛdayasūtra.
Hay Prajñā pāramitā hṝdaya sūtraṃ hoặc Prajñā pāramitā hṛdayam sūtra.
ओं नमो भगवत्यै आर्य प्रज्ञापारमितायै |
Oṃ namo bhagavatyai ārya prajñāpāramitāyai.
ॐ là biểu tượng của chữ Oṃ.
Chữ ओम् (oṃ) là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ: अ (a). उ (u). म् (m) trong phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì âm thanh vvần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của vũ trụ và thường dùng trong các câu thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.
Ý nghĩa chính xác của chữ ओम् (oṃ) , chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, thượng đế, đấng tạo hóa… trong tôn giáo Ấn Độ.
Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ ओम् (oṃ) hay औम् (aum) được xem như là biểu hiện đầu tiên của ब्रह्मन् (brahman) qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng : Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của ' ओम् (oṃ) hay औम् (aum)'.
Có lẽ cũng vì lý đó, cho nên tiếng linh thiêng này đồng nhất với vũ trụ, được dùng làm tiền tố và hậu tố trong tất cả các câu thần chú và những thánh ca của Hindu và nó trở thành biểu tượng đại diện tiêu biểu nhất của họ.
Chữ oṃ hay aum viết theo mẫu देवनागरी (devanāgarī) là ओम् (oṃ) hay औम् (aum). Oṃ phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô.
Các biểu tượng của chữ ओम् (oṃ) được gọi là Omkar (ओम् - कार; Omkaar), Onkar (ओंकार; ONkaar), và ओंकार (ONnkaar).
Chữ ओम् (oṃ) cũng có những tên khác như là उद्गीत (udgīta), ओंकार (oṃkāra), प्रणव (praṇava), अक्षर (akṣara), एकाक्षर (ekākṣara)…
|
Ảnh minh họa |
Sau thời kỳ Vệ Đà, sự phổ biến về thần chú có vẻ tương đối yếu đi, trong Bà La Môn giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ, nhất là vào thời điểm khởi đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Tuy nhiên, trong Brahmanas và Upanisads xưa, giá trị biểu tượng của một số âm tiết vẫn được xem như là chức năng vũ trụ của họ và được mô tả như là những phần hiện hữu trong cơ thể con người.
Theo họ Oṃ là bản chất của tất cả các kinh Veda hay là một ngôn từ mà sự ra đời của thế giới được diễn đạt trong nó: " Âm thanh ओम् (oṃ) này là tất cả vũ trụ này," âm tiết này là thực tại tối cao. Khi chúng ta đã hiểu tất cả mọi thứ chúng tôi muốn, chúng tôi đều có nó "( Áo Nghĩa Thư Ấn).
Theo những chuyện cổ tích huyền thoại và mật tông của Ấn giáo, vào khoản thế kỷ thứ tư, các thần chú được bắt đầu, phổ biến một cách thịnh hành qua các hình thức nghi lễ khác nhau. Từ đó, hầu như, tất cả các nghi lễ trong các tôn giáo Ấn Độ, đều dùng các câu thần chú kèm theo trong các nghi thức tụng niệm, thờ phượng, các vị thần linh, Thượng đế, Đấng toàn năng, Bậc giác ngộ của họ trong đời sống hàng ngày.
Oṃ là ý nghĩa căn đề của chữ ब्रह्मन् (brahman), là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.
Chữ Oṃ đã trở thành một trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già: khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.
Trong मैत्रायण उपनिषद् (maitrāyaṇa upaniṣad), ओम् (oṃ) được so sánh như một mũi tên mà đầu nhọn là tư tưởng và nó xuất phát từ cái cung là thân thể con người, nó xuyên qua bóng đêm vô minh để đạt đến ánh sáng của trạng thái cùng cực.
Trong Māndukya-Upanisad, chữ ओम् (oṃ) được phân tích theo những yếu tố phát thanh, thì chữ O được xem như là một âm thanh kết hợp của hai nguyên âm liên tiếp của chữ अ(a) và उ (u). Âm अ (a) + Âm उ (u) trở thành một nhị trùng âm là ओ (o), và म् (m) là một phụ âm để kết thúc và nó sẽ trở thành ओम् (oṃ).
ओम् (oṃ) là tâm thức thanh tịnh (तुरीय turīya), bởi vì nó bao gồm tất cả và vượt qua mọi biểu thức qua sự phân tách của: अ (a). उ (u). म् (m) trong 3 trạng thái như sau:
अ (a) được hiểu như là trạng thái thức tỉnh (Jāgrat; जाग्रत् ).
उ (u) được hiểu như là trạng thái mơ màng (Svapna; स्वप्न ).
म् (m) được hiểu như là trạng thái ngủ say (Suṣupti; सुषुप्ति ).
ओम् (oṃ) hay औम् (aum) trong Ấn giáo:
अ (a) là sự khởi đầu, sinh, và người tạo ra thần Brahma (Brahma; ब्रह्म).
उ (u) đại diện cho sự tiếp tục của cuộc sống, và thần Vishnu ( Vishnu; विष्णु ).
म् (m) là kết thúc, cái chết, và các tàu khu trục thần Śiva ( Śiva; शिव ).
Những ý nghĩa khác của chữ औम् (aum) trong Phật học: ओम् (oṃ) có nghĩa là Quy mệnh | ओम् (oṃ) tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú | ओम् (oṃ) đóng cánh cửa luân hồi | ओम् (oṃ) thanh tịnh hóa bản thân | ओम् (oṃ) là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật | ओम् (oṃ) là Trí tuệ thanh thản, an bình. | ओम् (oṃ) cũng là thân , khẩu , ý.
औम् (aum): Bắt đầu phát âm chữ A từ cuống cổ, tiếp đó uốn lưỡi đọc chữ U và chấm dứt âm chữ M bằng cách khép môi lại.
Chữ ओम् (oṃ) có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong औम् (aum). Đó là những âm thanh nguyên thủy của vũ trụ.
ओम् (oṃ) có phải là một biểu tượng tôn giáo không?. Vâng, nó là một biểu tượng chính của tôn giáo chính ở Ấn Độ.
ओम् (oṃ) có phải là một biểu tượng mạnh mẽ nhất không? Không có nghiên cứu khoa học nào để chứng minh đó là tốt hơn hoặc mạnh hơn so với bất kỳ biểu tượng khác … và từ xưa cho tới nay, chưa có biểu tượng nào thực sự có thể mang lại vận may, sự giàu có hay quyền lực.
Đôi khi người ta lợi dụng biểu tượng này để làm những chuyện bất chính trong việc truyền giáo theo tư tưởng cá nhân của họ.
अ (a). उ (u). म् (m) , theo ngữ pháp tiếng Phạn và Tiếng Hindi ('vyaakaraNN'; व्याकरण) thì nguyên âm 'O' (ओ), đôi khi được thay thế bằng hai nguyên âm liên tiếp : अ (a). và उ (u), biến thành औ (au), do đó có một số người đánh vần là औम् (aum) thay vì là ओम् (oṃ).
नमो (namo) là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ नमः mà thành.
Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau: नमस्ते (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).
Trong Phật học chữ : Namaḥ (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về quy ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.
Bhagavatyai (भगवत्यै) là số dữ cách ít trong bảng biến cách của thân Bhagavatī (भगवती) ở dạng nữ tính và Bhagavatyai có những nghĩa được biết như sau: giàu có, vinh quang, may mắn, đáng kính, thánh, thần…
Ārya (आर्य) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Ārya ở dạng nam tính và nó có những nghĩa được biết như sau: người phục vụ với lòng nhiệt thành, tận tâm, trung tín, trung thành, thân thiện, chăm sóc, cao quý, đẳng cấp thứ ba trong 4 giai cấp Bà la môn, đức tính, quý tộc, tốt hơn, chúa, làm chủ, đáng kính, danh dự, thầy, chủ nhân, chân chính, chiến binh tinh thần, anh hùng, người đã làm việc cho sự bình đẳng của tất cả và được yêu mến tất cả mọi người, tiến bộ, văn minh, các kinh nghiệm, người tiên tiến, cấp trên…
Ārya có gốc từ động từ ṛ (ऋ). Động từ căn √ ṛ (√ ऋ), thuộc nhóm 1, nó có những nghĩa được biết như sau: tự đứng lên, hướng về, tự tiến tới, gặp nhau, đạt đến cái gì đó, đạt được, hoàn thành, nắm lấy được, thích ứng vào, nổi lên, nuôi nấng, đến, vượt qua, chuyển đến, dâng tặng, đặt trên cái gì đó… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là : ā (आ), ut (उत्), upa (उप), nis (निस्), prati (प्रति), sam (सम्).
Ārya là một chủ đề còn nhiều bàn luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ cổ, ngày nay. Tuy nhiên trong Rigveda hay các văn bản của các tôn giáo như là : Ấn giáo, đạo Jain và Phật giáo, nó được gọi chung là pháp. Ārya là một từ trong tiếng Phạn xưa, có nguồn gốc từ thời Ấn-Ba tư, hay thời tiền Ấn-Âu.
Trong các văn bản Phật giáo, thường thấy chữ Ariya hay Ārya được dùng với các danh từ như : Dhammavinayo ariyassa ( Pāli, Devanāgarī : धम्मविनयो अरियस्स), Việt dịch là Phật Pháp và Giới Luật, Āryasatyāni catvāry (Phạn, Devanāgarī : आर्यसत्यानि चत्वार्य्), Việt gọi là Bốn chân lý cao qúy hay Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo được gọi là Āryamārga (Phạn, Devanāgarī: आर्यमार्ग) hay Āryāṣṭāṅgikamārga (Phạn, Devanāgarī: आर्याष्टाङ्गिकमार्ग ) hoặc Ariyamagga (Pāli, Devanāgarī: अरियमग्ग ).
Những người tu Phật giữ giới luật nghiêm chỉnh theo con đường Phật giáo cũng gọi là Āryas (Phạn, Devanāgarī: आर्यस्). Phản nghĩa của Āryas là Ānāryas (Phạn, Devanāgarī: आनार्यस् ). Trong văn bản Phật giáo Trung Quốc, Arya được dịch là Thánh.
Prajñāpāramitāyai (प्रज्ञापारमितायै) là số dữ cách ít trong bảng biến cách của thân Prajñāpāramitā (प्रज्ञापारमिता ) ở dạng nữ tính và Prajñāpāramitāyai có nghĩa là Trí tuệ bát nhã , Trí tuệ siêu việt…
ओं नमो भगवत्यै आर्य प्रज्ञापारमितायै |
Oṃ namo bhagavatyai ārya prajñāpāramitāyai.
Thành tâm quy kính đến bậc thánh trí siêu việt.
Kính bút
Ts.Huệ Dân
TIN, BÀI LIÊN QUAN: