Bệnh này do đâu?
Bất kể bạn tin Phật hay không, dù là người xuất gia hay thế tục, thì nhân quả báo ứng không sai mảy may, như bóng theo hình. Cho nên chúng ta thờ Phật, không những miệng thường niệm Phật, mà cần phải chú trọng đến tâm ý, nghĩa là trong tâm lúc nào cũng phải có Phật!
Có một nữ sĩ tại Đạo tràng bên Mỹ, tuổi hơn 40, bỗng bị bệnh mắt, chẳng bao lâu thì mù. Cô hỏi Quả Lâm nguyên nhân là do đâu?
Quả Lâm hỏi:
– Cô hay ăn mắt dê, bò, cá, gà, vịt, nghĩa là rất ưa ăn mắt loài vật, có phải vậy không?
– Đúng thế! Vì ba tôi nói: “Thị lực con quá kém, cần phải ăn nhiều mắt loài vật”… Quả Lâm lại hỏi:
– Lúc cô tức giận gây cãi cùng chồng, có phải thường hay nói: Tôi đúng là mắt mù nên mới lấy loại người như anh?…
Cô nghe vậy, rơi nước mắt, bảo:
– Lúc đó tại tôi giận quá nên mới nói như thế, chứ chẳng phải là thật lòng. Chỉ nói như vậy mà cũng bị báo ứng hay sao?
– Lời nói dù thốt ra tùy tiện, cũng phát xuất từ tâm mà. Hơn nữa nội dung chứa đầy ác ý xúc phạm, gây tổn thương người. Mỗi lần cãi nhau xong, dù làm lành rồi, có phải cô vẫn chưa từng hướng về chồng xin lỗi hoặc thú nhận mình sai bằng mấy câu tạ lỗi như: Em thực không đúng, xin anh tha thứ?…
Cô gật gật đầu.
Quả Lâm nói: Nếu như do cô tức giận mà nói bậy rồi sau đó biết ăn năn, sám lỗi thì tội này không đến nỗi nặng như thế, và có lẽ không đến mức giờ đây phải bị mất ánh sáng..
Cô hỏi:
– Vậy mắt tôi còn có thể hồi phục chăng?
– Điều này phải xem cô có thật sự chân thành sám hối hay chăng? Chẳng phải cô vẫn còn ăn thịt chúng sinh hay sao?
Cô nói:
– Nhưng tôi ăn Tam tịnh nhục mà…
Quả Lâm bảo:
– Đây chỉ là phương tiện, Phật tạm hóa độ người sơ cơ, chưa thể ngay trong một lần dứt trừ ăn mặn được. Nhưng thực tế thì ăn thịt chính là sát sinh, cái quan niệm “Ăn gì bổ nấy” chính là tà thuyết cực kỳ sai lầm! Nếu muốn mắt sáng lại, cần phải dứt tuyệt đồ mặn (bao gồm cả trứng) và nguyện ăn chay trường.
Nếu cô hiểu được loài vật bị giết ăn, đau đớn thống khổ thế nào, thì phải lo mà phóng sinh cho nhiều vào. Tụng kinh niệm Phật không phải để cầu mạnh khỏe cho mình, bởi vì bị mù là quả báo tội lỗi của cô. Phải vì những chúng sinh cô ăn, giết… mà niệm Phật, tụng kinh giúp chúng lìa khổ được vui. Nếu chúng được cầu siêu, mở lòng tha thứ cho cô và chuyển sinh vào thiện đạo rồi, thì tự nhiên thị lực cô sẽ phục hồi. Nhãn căn cô vốn không bị hư, chỉ là do nghiệp lực ngán che thị lực mà thôi.
Cô vui mừng tiếp thọ.
Bất kể bạn tin Phật hay không, dù là người xuất gia hay thế tục, thì nhân quả báo ứng không sai mảy may, như bóng theo hình. Cho nên chúng ta thờ Phật, không những miệng thường niệm Phật, mà cần phải chú trọng đến tâm ý, nghĩa là trong tâm lúc nào cũng phải có Phật! Vậy mới là quản tâm giỏi, không để nó chạy bậy. Mỗi một niệm trong tâm đều phải tương ưng cùng tri kiến Phật. Vì chữ “Phật” là giác ngộ. Phật dạy thế nào, hãy làm theo thế ấy… bởi minh lý, nên không làm sai!
Nhưng ngoài những lúc niệm Phật ra, vẫn phải luôn tu, nghĩa là mỗi thời mỗi khắc đều canh giữ tâm, chẳng khởi tà niệm, mà chẳng dấy tà niệm tức là Phật niệm. Minh bạch đạo lý này rồi, thì tinh tấn trì giới tu hành, niệm niệm giác ngộ, ngôn hạnh đúng pháp, tức là khai ngộ.
Khai ngộ: Không phải khai mở Thiên nhãn Thiên nhĩ… mà chỉ là khởi đầu từ chẳng tin Phật thành tin Phật, đây là tầng khai ngộ đầu tiên. Tiếp theo bắt đầu phát nguyện giữ giới, đó là tầng khai ngộ thứ hai. Tiến đến chịu tu Lục độ Vạn hạnh, là tầng khai ngộ thứ ba. Cho tới chứng Sơ quả, Nhị quả, Tứ quả… thậm chí đạt Nhất địa… Thập địa Bồ-tát cho đến thành Phật, tính ra có vô số tầng khai ngộ…
“Ác do tâm khởi, Thiện từ tâm sinh”, nếu không khiến tâm dừng ác hướng thiện, không nhiếp phục được tâm, thì dù có tu pháp gì, có bái ai làm thầy, cũng không ra khỏi tam giới.
Trích Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám tập 2 - Cư sĩ Quả Khanh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật pháp trường tồn dưới nhãn quan của bậc minh quân
Tư liệu 15:27 15/11/2024Trong bài kệ “Bát Nhã” vua Lý Thái Tông đã khẳng định, để có được trí tuệ thì bản thân mỗi người phải tự thân tu luyện chứ không phải nhờ cầu viện kiến thức bên ngoài. Trong đạo Phật, để đạt tới cảnh giới giác ngộ thì cũng không có con đường nào khác ngoài chính bản thân phải tu tập.
Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng
Tư liệu 11:13 15/11/2024Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tư liệu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Xem thêm