Thứ ba, 09/05/2023, 09:15 AM

Làm sao để bớt khổ lúc đang đau đớn bệnh tật?

Hỏi: Làm người ai cũng có lúc bịnh tật đau đớn, con vào bịnh viện thấy nhiều người bịnh khi đau đớn rên la thảm thiết thấy thương tâm, con cũng đã trải qua những cảnh đó nhưng không biết phải làm sao. Vậy lúc đau đớn bịnh tật mình phải làm sao cho bớt khổ?

Có lần Đại gia Cấp cô độc, người có công hộ trì Phật pháp lớn khi đức Phật còn tại thế, bị đau nặng, Tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan đến thăm hỏi:

“Bệnh tình của cư sĩ thế nào? Có giảm bớt không, có đau đớn không? Những đau đớn trong cơ thể cư sĩ có từ từ bớt đi chút nào không hay lại gia tăng?”

Trưởng giả Cấp Cô Độc thưa:

“Bệnh tình của con không thấy thuyên giảm, những đau đớn trong cơ thể đã không bớt đi mà còn càng lúc càng tăng rất khó chịu.

Tôn giả Xá Lợi Phất dạy:

Bây giờ đây cư sĩ hãy thực tập chú tâm quán niệm về Phật, về Pháp, về Tăng đi. Quán niệm về Phật, Pháp, Tăng có lợi ích rất lớn.

Chuyển hóa bệnh tật thành hạnh phúc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Rồi cư sĩ hãy chú tâm quán chiếu như thật về sáu giác quan như sau:

– Con mắt này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào con mắt này.

– Lỗ tai này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái tai này.

– Lỗ mũi này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái mũi này.

– Cái lưỡi này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái lưỡi này.

– Thân thể này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào thân thể này.

– Ý căn này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào ý căn này.”

Hãy tiếp tục quán chiếu như thật về sáu yếu tố trong cơ thể:

– Đất không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố đất.

– Nước không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố nước.

– Lửa không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố lửa.

– Gió không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố gió.

– Không gian không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố không gian.

– Tâm thức không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố tâm thức.

Cư sĩ hãy chú tâm quán chiếu tiếp về năm nhóm tạo nên con người:

– Hình sắc không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi hình sắc.

– Cảm thọ không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi cảm thọ.

– Tri giác không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi tri giác.

– Tâm hành không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi tâm hành.

– Nhận thức không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi nhận thức.

Các pháp đều do nhân duyên sinh khởi và do nhân duyên mà hoại diệt; thật ra tự tính của các pháp là không sanh cũng không diệt, không đến cũng không đi.

Cư sĩ chú tâm quán niệm để thấy được như thật rằng mọi pháp đều do nhân duyên mà phát hiện và không có tự tánh riêng biệt. Đó gọi là pháp quán niệm như thật về thực tính của vạn pháp.

Khi đại gia Cấp cô độc thiết tha chú tâm nhất ý thực hành theo lời dạy của tôn giả Xá Lợi Phất, thì sự đau đớn, khó chịu dần dần lắng dịu đi, tan biến lúc nào không hay. Ông khóc òa vì xúc động thưa với tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan rằng:, Nếu ai đau đớn bịnh tật mà học và thực hành đúng như lời dạy của Phật nhyw trên thì hay biết mấy. Pháp này là pháp cao thượng bậc nhất để giải trừ đau đớn bịnh tật con nguòi. Ai được nghe, được học, thực tập pháp này là có phước vô cùng

Tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan xác nhận đúng như vậy.

Như thế, đại gia Cấp cô độc hàng ngày thực hành pháp này để làm lắng dịu thân tâm, bớt bị đau đớn hành hạ, tâm được an ổn, đến khi mạng chung được sanh lên cõi trời thứ ba mươi ba.

Hoặc có người nói, khi đớn, quằn quại thì làm sao quán chiếu như thật được?

Cách đơn giản hơn là chú tâm niệm Phật, chú tâm nghe kinh, chú tâm nghe nhạc thiền, chú tâm trì thần chú...quan trọng là chú tâm,tỉnh giác không đồng nhất mình với nỗi đau, không để sự đau đớn của thân làm não loạn tâm trí, làm cho sự đau đớn gia tăng

Như vậy, các cư sĩ Phật tử nếu khi bản thân hoặc người khác lỡ bị đau đớn khó chịu do bịnh tật hành hạ thì hãy thực hành như thế.

Phàm làm người ai rồi cũng già, cũng bịnh, cũng sẽ chết, nên phương pháp này sẽ là cần thiết cho tất cả mọi người khi phải đối diện với bịnh tật khổ đau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm