Người có thiện căn tu hành
Ai vào chùa tu tập một thời gian bỗng nhiên cẩn thận, tế nhị, khiêm tốn, hiền lành lại thì ta biết rằng người này đã tu đúng hướng.
Những người có căn cơ tu hành thường rất tinh tấn, họ mong chúng sinh ai cũng biết tu tập, được giải thoát giác ngộ, nên mỗi khi có duyên đều chia sẻ đạo lý cho mọi người. Cách chia sẻ của họ cũng rất khiêm tốn hiền lành, không hề có ý khoe khoang, hay muốn nói nhiều.
Có người hỏi vị thầy: “Tại sao tu thiền rồi con thấy rất ghét mình? Con bực bội với chính mình vì còn nhiều lầm lỗi quá”. Người nào nói được như vậy là người tu tốt, tu có tiến bộ.
Bởi vì khi tu đúng thì trí tuệ phát ra, và cái biết lỗi mình chính là dấu hiệu đầu tiên của trí tuệ.
Chính vì biết mình còn nhiều khuyết điểm nên người này bỗng trở nên hiền lành, khiêm tốn, không dám nói nhiều, không dám khoe khoang, không dám nạt nộ ai cả.
Ai vào chùa tu tập một thời gian bỗng nhiên cẩn thận, tế nhị, khiêm tốn, hiền lành lại thì ta biết rằng người này đã tu đúng hướng.
Còn người nào vào chùa tu tập một thời gian rồi nói nhiều hơn, hay khoe khoang, hay chê bai người khác, thấy mình là giỏi hơn... thì ta biết họ đã tu sai đường, vì không thấy được lỗi mình.
Tu hành quan trọng là thấy lỗi, mà hễ thấy lỗi rồi thì đều khiêm tốn.
"Bớt ngã chấp, con biết xoay nhìn lại
Lỗi của mình bởi khờ dại vô minh
Lòng khiêm cung như giọt nước lung linh
Thường sám hối xin Phật từ chứng giám."
Người có thiện căn tu hành luôn cảm thấy bực bội khó chịu với bản ngã của mình. Đứng bên cạnh người bạn bỗng khởi lên ý nghĩ người này ăn mặc đẹp hơn còn mình không bằng; bước vào nơi nào cũng lo tìm chỗ ngồi tốt hơn mọi người... Những ý nghĩ hơn thua bí mật này cứ len lỏi trong tâm họ và họ rất ghét chúng.
Nhìn một thanh niên nhuộm tóc đỏ đỏ xanh xanh, họ bực bội nghĩ: “Thằng này kỳ khôi, không đàng hoàng”, nhưng rồi lại giật mình: “Ủa, tại sao mình lại ghét người ta? Chúng sinh đầy phiền não, góp ý được thì góp ý còn không thì thôi chứ ghét làm gì, cái ghét này đúng là từ bản ngã mà ra”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm