Bệnh tật và pháp tu thích hợp
Bệnh là một trong bốn nỗi thống khổ lớn của con người. Đối với những người trọng tuổi, không sao tránh khỏi bệnh đau. Tùy nhân duyên nghiệp quả của mỗi người mà có những chứng bệnh nặng nhẹ khác nhau.
> Hiểu thêm về pháp môn niệm Phật tại đây
Hỏi: Kính thưa thầy, con là một Phật tử tuổi đã cao, lại thêm mang nhiều bệnh, đôi chân rất yếu, không thể đứng hoặc quỳ lâu, nhất là bệnh cao máu không thể lạy xuống đứng lên được. Mỗi khi tụng niệm con không thể lạy và quỳ như trước kia, vậy con phải làm sao cho đúng pháp? và tu pháp nào mới được thích hợp?
Đáp: Qua câu hỏi trên, tôi rất hiểu và thông cảm cho bệnh tình của Phật tử. Bệnh là một trong bốn nỗi thống khổ lớn của con người. Đối với những người trọng tuổi, không sao tránh khỏi bệnh đau. Tùy nhân duyên nghiệp quả của mỗi người mà có những chứng bệnh nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp của Phật tử, vì tuổi già đau yếu, không thể lạy, quỳ hay đứng lâu được, thì Phật tử có thể ngồi chuyên tâm niệm Phật. Nếu khi ngồi lâu cảm thấy mệt mỏi tê chân, thì Phật tử cũng có thể đứng lên đi kinh hành niệm Phật. Khi dụng công tu hành ta không nên quá cố chấp nặng vào hình thức. Tùy theo sức khỏe hoặc tuổi tác mà ta khéo léo linh động thay đổi ứng dụng công phu hành trì cho thích hợp.
Nếu Phật tử không lạy hay không quỳ được cũng không có sao. Bởi việc này ngoài ý muốn của Phật tử. Phật tử cũng đừng có ái ngại hay sợ lỗi lầm chi cả. Phật tử nên biết rằng, hình thức lễ nghi bên ngoài chỉ là phần phụ thuộc trợ duyên giúp cho tâm mình bớt buông lung phóng túng đó thôi. Nhưng điều quan trọng là ở nơi cái tâm của mình. Khi tu, làm sao cho thân và tâm của mình được tươi mát, thoải mái, an lạc là tu đúng. Ngược lại, thân thì chao động bất an, còn tâm thì luôn luôn thất niệm vọng tưởng nghĩ nhớ lăng xăng, như thế là đã tu sai lệch rồi. Vì cả thân tâm đều trạo cử. Nếu thế, ta nên điều chỉnh lại. Dù không thể đứng lạy hay quỳ lạy Phật được, Phật tử chỉ ngồi niệm Phật giữ cho thân tâm được an định, thế là quá tốt rồi. Mục đích của sự tu hành là tâm phải an định sáng suốt, chớ không phải hạn cuộc vào những hình thức lễ nghi đứng hay quỳ. Do đó, trong khi hạ thủ công phu ta không nên quá chú trọng vào hình thức, mà cần phải uyển chuyển linh động tùy nghi cho thích hợp.
Phật tử hỏi: "Tu pháp nào mới được thích hợp?". Theo lời Phật Tổ dạy, đối với căn cơ của chúng sinh trong thời mạt pháp, thì không có pháp môn nào thù thắng vi diệu hơn là pháp môn niệm Phật. Trong trường hợp của Phật tử, theo tôi, thì Phật tử nên chọn tu pháp môn niệm Phật là thích hợp nhứt. Bởi hiện nay tuổi của Phật tử đã cao lại thêm có nhiều căn bệnh, sức khỏe yếu kém, không được tốt lắm, như thế, chỉ có cách niệm Phật là tốt cho Phật tử đó thôi. Tuy nhiên, ngoài việc lấy niệm Phật làm chánh hạnh, Phật tử cũng có thể thực hành những hạnh lành khác như: tụng kinh, bố thí, cúng dường...
Xin nhắc lại cho Phật tử nhớ, khi niệm Phật, Phật tử không cần phải đứng hay quỳ, mà chỉ cần ngồi yên niệm Phật là được rồi. Niệm Phật không luận thời gian và nơi chốn. Nơi nào và ở đâu Phật tử cũng có thể niệm Phật được cả. Chỉ ngoại trừ, những lúc Phật tử nằm ngủ nghỉ hay những chỗ bất tịnh như cầu xí, những nơi đó Phật tử chỉ cần niệm Phật thầm mà thôi. Nếu niệm ra tiếng, thì sẽ bị mang tội thất kính. Như vậy, chỉ có pháp tu niệm Phật là dễ nhất để cho Phật tử tiện bề ứng dụng hành trì. Nói dễ là vì nó không đòi hỏi phần tự lực nhiều như những pháp tu khác. Bởi pháp môn niệm Phật ngoài phần tự lực ra còn có phần tha lực tiếp sức của đức Phật A Di Đà qua 48 lời đại nguyện của Ngài. Đồng thời theo pháp môn nầy, còn có phần đới nghiệp vãng sanh. Thế nên, tôi thành thật khuyên Phật tử nên chọn pháp môn niệm Phật để tu. Tuy nhiên, điều này còn tùy theo căn duyên sở thích của mỗi người mà chọn lựa. Sự chọn lựa nào cũng đòi hỏi hành giả phải có chánh kiến để trạch pháp cho đúng theo nguyện vọng của mình.
Kính chúc Phật tử luôn được dồi dào sức khỏe tinh tấn niệm Phật chóng đạt thành sở nguyện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Xem thêm