Bí ẩn cậu thiếu niên 'Phật tái sinh' ngồi thiền dưới gốc cây 8 tháng không ăn không uống
Ram Bahadur Bomjon (sinh ngày 9-5-1989) là một nhà sư trẻ thuộc làng Ratanapuri, quận Bara, Nepal người đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn du khách và các phương tiện truyền thông vì được cho là đã ngồi thiền định trong nhiều tháng mà không cần ăn uống.
Năm 2005, một cậu thiếu niên 15 tuổi người Nepal đã ngồi thiền 8 tháng liên tục dưới một gốc cây mà không ăn uống. Câu chuyện của cậu đã thu hút giới truyền thông khắp thế giới.
Cậu bé Phật
Được đặt tên hiệu Cậu bé Phật, Ram Bahadur Bomjon đã bắt đầu thiền định từ ngày 16-5-2005. Theo gia đình và hàng xóm, Bomjon thường cư xử khác biệt so với những đứa trẻ bạn Bomjon, thường quan sát người khác hành lễ và cùng cầu nguyện. Bomjon sinh ra với "bản tính hoà hoãn" và không bao giờ đánh nhau hay giết hại một con vật. Khi bắt đầu lên năm Bomjon chỉ ăn thức ăn thừa, và nhịn đói nếu thức ăn thừa không còn.
Ngày 16-5-2005, Bomjon khuyên gia đình mình không nên giết hại súc vật hay uống rượu, sau đó bỏ đi khi mọi người đang ngủ. Gia đình đi tìm và thấy Bomjon đang ngồi thiền dưới một cây đa gần đó. Bomjon bảo mọi người trở về và đừng lo lắng.
Khi mẹ Bomjon tiếp tục khuyên nhủ, Bomjon hái sáu cái lá đa đưa cho mẹ và nói "Mẹ hãy về nhà và cất kỹ những chiếc lá này. Nếu đánh mất chúng, mẹ sẽ không thể tìm thấy con. Nếu mẹ còn chúng, con sẽ luôn bên mẽ mãi mãi."
Ngày 24-7-2005, Bomjon mở mắt bảo người anh gọi mình "Om Namo Buddha Gyani" ("chào mừng Phật sáng suốt". Chữ Buddha Gyani có thể không có nghĩa Phật sáng suốt mà là "người có sự hiểu biết (gyan) của Phật").
Tuy nhiên, ngày 8-11-2005 Dorje đứng dậy và nói với những người xung quanh: "Nói mọi người đừng gọi tôi là Phật. Tôi không có sức mạnh của Phật. Tôi chỉ ở mức một rinpoche". Rinpoche là mức độ của một thầy giáo, điều này cho thấy Bomjon tin rằng mình đã đạt được một số thành quả khá lớn. Bomjon nói rằng mình cần thêm sáu năm thiền định nữa trước khi có thể trở thành Phật. Từ đó khách du lịch từ khắp Nepal, khách quốc tế, lũ lượt kéo tới thị trấn quê hương Bomjon hàng ngày.

Ram ngồi thiền dưới gốc câu 8 tháng không ăn không uống
Những người tôn sùng Bomjon cho rằng Bomjon đã sống nhiều tháng mà không cần chút nước nào. Thậm chí nếu Ram quả thực có ăn uống vào buổi tối, khả năng ngồi gần như bất động ngày lại ngày, không cần biết tới điều kiện khí hậu xung quanh cả khi mùa đông giá rét và trong mùa gió mùa, cũng là điều đáng kinh ngạc.
Tháng 12-2005, một ủy ban chính phủ gồm chín người do Gunjaman Lama đứng đầu đã quan sát cặn kẽ Bomjon trong 48 giờ và thấy Bomjon không hề ăn hay uống trong khoảng thời gian đó. Một cuộc ghi hình cũng đã được tiến hành để xác định điều trên. Tuy nhiên, họ không được tiến gần quá 3 mét hay xem xét các dấu hiệu sự sống của Bomjon. Một nhóm các bác sĩ theo chủ nghĩa duy lý đã tìm cách tiến hành một cuộc nghiên cứu độc lập nhưng bị ngăn cản bởi bức màn căng ra vào buổi đêm.
Sau khoảng mười tháng ngồi thiền, Bomjon đột nhiên mất tích ngày 11-3-2006. Vì không có lời giải thích nào để lại nên một số người tin rằng Bomjon đã bị bắt cóc. Các tín đồ của Bomjon cho rằng có thể Bomjon đã đi sâu hơn vào trong rừng tìm một nơi yên tĩnh hơn để thiền định.

Ngày 12-11-2008, tin từ Nepal do Hãng tin AP truyền đi khắp thế giới rằng, hàng chục nghìn người đã đổ về khu vực rừng núi Ratanpur cách thủ đô Katmandu của Nepal hàng trăm dặm để chiêm bái cậu bé Phật.
Ngày 19-3, Chủ tịch của Om Namo Buddha Tapaswi Sewa Samiti (ONBTSS), Bed Bahadur Lama, và các đồng sự được cho là đã gặp Bomjon ở khoảng 3 kilômét (2 dặm) phía tây nam nơi thiền định của Bomjon. Họ kể rằng đã nói chuyện với Bomjon ba mươi phút và Bomjan đã nói "ở đây không có sự yên bình" và rằng mình sẽ quay trở lại sau sáu năm, hay khoảng năm 2011 hay 2012. Bomjon để lại lời nhắn cho cha mẹ, nói họ không nên lo lắng.
Để hiểu tiếp câu chuyện bí ẩn về “Cậu bé Nepal ngồi thiền dưới gốc cây 8 tháng không ăn không uống” và những video minh chứng cho câu chuyện này, mời quý Phật tử cùng đón chờ phần tiếp theo được đăng tải trên Phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Quả báo đáng sợ của tà dâm
Nghiên cứu
Tôi ân hận vô cùng, giá như ngày ấy tôi bản lĩnh để khước từ mọi cám dỗ thì sẽ không phải gánh hậu quả như ngày hôm nay. Chính tôi đã hủy hoại cuộc đời mình và vợ con. Tôi mong tất cả những người đàn ông đã và đang hoặc có ý định ngoại tình hãy tỉnh ngộ.

Giải thích Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn
Nghiên cứu
Phẩm này thuộc về phần lưu thông Kinh Pháp Hoa, là để hoằng dương Diệu Pháp. Bởi vì Quán Âm hóa hiện 32 ứng hóa thân là đối với căn cơ chúng sanh mà thuyết pháp. Tùy bệnh mà cho thuốc, nghĩa là nên dùng thứ thân nào mà hóa độ được chúng sanh, tức liền hiện thân ấy mà nói Pháp.

Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh
Nghiên cứu
Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?
Nghiên cứu
Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.
Xem thêm